Chức danh nghề nghiệp trợ giúp viên pháp lý hạng ba đang được áp dụng hệ số lương viên chức loại mấy?

Chức danh nghề nghiệp trợ giúp viên pháp lý hạng ba đang được áp dụng hệ số lương viên chức loại mấy? Trợ giúp viên pháp lý hạng ba có được tham gia nghiên cứu kế hoạch trợ giúp pháp lý ở địa phương hay không?

Chức danh nghề nghiệp trợ giúp viên pháp lý hạng ba đang được áp dụng hệ số lương viên chức loại mấy?

Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư 05/2022/TT-BTP có quy định như sau:

Cách xếp lương
1. Chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, cụ thể như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp trợ giúp viên pháp lý hạng I được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3, nhóm A3.1 (hệ số lương từ 6.20 đến hệ số lương 8.00);
b) Chức danh nghề nghiệp trợ giúp viên pháp lý hạng II được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2, nhóm A2.1 (hệ số lương từ 4.40 đến hệ số lương 6.78);
c) Chức danh nghề nghiệp trợ giúp viên pháp lý hạng III được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 (hệ số lương từ 2.34 đến hệ số lương 4.98).
...

Cùng với đó, căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP có quy định như sau:

Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
...

Theo đó, chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý hạng ba được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 (hệ số lương từ 2.34 đến hệ số lương 4.98).

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV quy định về cách tính lương của viên chức như sau:

Mức lương thực hiện = Mức lương cơ sở x Hệ số lương

Mức lương của trợ giúp viên pháp lý hạng ba áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 bao gồm:

Mức lương cơ sở x hệ số lương từ 2.34 đến hệ số lương 4.98 = 5.475.600 đến 11.653.200

Lưu ý: Mức lương trên đây chưa bao gồm những khoản phụ cấp khác theo quy định.

Chức danh nghề nghiệp trợ giúp viên pháp lý hạng ba đang được áp dụng hệ số lương viên chức loại mấy?

Chức danh nghề nghiệp trợ giúp viên pháp lý hạng ba đang được áp dụng hệ số lương viên chức loại mấy? (Hình từ Internet)

Trợ giúp viên pháp lý hạng ba có được tham gia nghiên cứu kế hoạch trợ giúp pháp lý ở địa phương hay không?

Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 7 Thông tư 05/2022/TT-BTP có quy định như sau:

Trợ giúp viên pháp lý hạng III - Mã số: V02.01.02
1. Nhiệm vụ
a) Thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý;
b) Thẩm định chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý của trợ giúp viên pháp lý hạng III và người thực hiện trợ giúp pháp lý khác theo phân công của Lãnh đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước;
c) Đánh giá hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng để xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công của trợ giúp viên pháp lý hạng III và người thực hiện trợ giúp pháp lý khác theo phân công;
d) Tham gia nghiên cứu, xây dựng văn bản, chương trình, kế hoạch trợ giúp pháp lý ở địa phương; tham gia biên tập hoặc biên soạn chương trình, tài liệu hoặc tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý theo phân công;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác được phân công.
2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Có năng lực vận dụng các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác trợ giúp pháp lý;
b) Có kiến thức, hiểu biết về lĩnh vực pháp luật trợ giúp pháp lý được phân công;
c) Có năng lực hướng dẫn áp dụng pháp luật trợ giúp pháp lý cho luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý, cộng tác viên trợ giúp pháp lý;
d) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm.

Như vậy, trợ giúp viên pháp lý hạng ba sẽ có nhiệm vụ tham gia nghiên cứu kế hoạch trợ giúp pháp lý ở địa phương.

Ngoài ra, trợ giúp viên pháp lý hạng ba sẽ còn tham gia biên tập hoặc biên soạn chương trình, tài liệu hoặc tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý theo phân công.

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của trợ giúp viên pháp lý được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 05/2022/TT-BTP có quy định về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của trợ giúp viên pháp lý như sau:

- Có bằng cử nhân luật trở lên;

- Có giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư hoặc thuộc trường hợp được miễn đào tạo nghề luật sư;

- Có giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý hoặc giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư, trừ trường hợp trợ giúp viên pháp lý đã được bổ nhiệm theo Luật Trợ giúp pháp lý 2017 hoặc được miễn tập sự trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

174 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào