Chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo thuộc ngành LĐTBXH trong trường hợp nào?
- Chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo thuộc ngành LĐTBXH trong trường hợp nào?
- Những vị trí nào liên quan đến thẩm định và cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam phải định kỳ chuyển đổi?
- Trường hợp đơn vị chỉ có một vị trí trong danh mục định kỳ chuyển đổi thì việc chuyển đổi vị trí công tác do ai lập kế hoạch?
Chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo thuộc ngành LĐTBXH trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 7 Quyết định 1615/QĐ-LĐTBXH năm 2020 quy định về trường hợp chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác như sau:
Trường hợp chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác
1. Người đang trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật.
2. Người đang bị kiểm tra, xác minh, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử.
3. Người đang điều trị bệnh hiểm nghèo được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận; người đang đi học tập trung từ 12 tháng trở lên, người đang biệt phái.
4. Phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi; nam giới đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi do vợ mất hoặc trong trường hợp khách quan khác.
Như vậy, theo quy định, chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo thuộc ngành Lao động Thương binh và xã hội trong các trường hợp sau đây:
(1) Người đang trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật.
(2) Người đang bị kiểm tra, xác minh, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử.
(3) Người đang điều trị bệnh hiểm nghèo được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận; người đang đi học tập trung từ 12 tháng trở lên, người đang biệt phái.
(4) Phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi;
Nam giới đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi do vợ mất hoặc trong trường hợp khách quan khác.
Chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo thuộc ngành LĐTBXH trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Những vị trí nào liên quan đến thẩm định và cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam phải định kỳ chuyển đổi?
Căn cứ khoản 5 Điều 2 Quyết định 1615/QĐ-LĐTBXH năm 2020 quy định như sau:
Danh mục các vị trí công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
...
4. Thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn
a) Tiếp nhận hồ sơ và thực hiện kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
b) Tiếp nhận hồ sơ và thực hiện kiểm tra chất lượng các sản phẩm hàng hóa đặc thù thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
c) Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
d) Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp chứng chỉ kiểm định viên, kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
5. Thẩm định và cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam
a) Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài, cấp giấy phép lao động, cấp lại giấy phép lao động và xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài vào làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
b) Thẩm định cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.
c) Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp, gia hạn và thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm cho các doanh nghiệp.
Như vậy, những vị trí công tác liên quan đến thẩm định và cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam phải định kỳ chuyển đổi bao gồm:
(1) Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài, cấp giấy phép lao động, cấp lại giấy phép lao động và xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài vào làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
(2) Thẩm định cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.
(3) Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp, gia hạn và thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm cho các doanh nghiệp.
Trường hợp đơn vị chỉ có một vị trí trong danh mục định kỳ chuyển đổi thì việc chuyển đổi vị trí công tác do ai lập kế hoạch?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Quyết định 1615/QĐ-LĐTBXH năm 2020 quy định về chuyển đổi vị trí công tác trong trường hợp đặc biệt như sau:
Chuyển đổi vị trí công tác trong trường hợp đặc biệt
1. Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ có một vị trí trong danh mục định kỳ chuyển đổi mà vị trí này có yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác với các vị trí còn lại của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó thì việc chuyển đổi do người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp lập kế hoạch chuyển đổi chung.
2. Không thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với người có thời gian công tác còn lại dưới 18 tháng cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu.
Như vậy, theo quy định, đối với đơn vị chỉ có một vị trí trong danh mục định kỳ chuyển đổi mà vị trí này có yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác với các vị trí còn lại của đơn vị đó thì việc chuyển đổi do người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp lập kế hoạch chuyển đổi chung.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.