Chưa chấm dứt hợp đồng cũ ký kết hợp đồng mới được không? Thanh lý hợp đồng được pháp luật quy định như thế nào?

Hợp đồng kinh tế giữa 02 bên còn khoảng 01 tháng nữa là hết hạn, hai bên muốn ký hợp đồng mới thì có cần phải thanh lý hợp đồng không vậy? Nếu hợp đồng chưa hết hạn mà mình ký hợp đồng mới thì cần điều khoản chuyển tiếp nào không?

Thanh lý hợp đồng được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng như sau:

"Điều 385. Khái niệm hợp đồng
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự".

Thanh lý hợp đồng là thuật ngữ được dùng trong Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế năm 1989 đã hết hiệu lực. Pháp luật hiện nay không dùng thuật ngữ thanh lý hợp đồng mà thay vào đó chúng ta có thể hiểu đây là trường hợp chấm dứt hợp đồng.

Tải về mẫu biên bản thanh lý hợp đồng mới nhất 2023: Tại Đây

chấm dứt hợp đồng

Chưa chấm dứt hợp đồng cũ ký kết hợp đồng mới được không?

Chưa chấm dứt hợp đồng cũ ký kết hợp đồng mới được không?

Theo quy định tại Điều 11 Luật Thương mại 2005 như sau:

"Điều 11. Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại
1. Các bên có quyền tự do thoả thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó.
2. Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào".

Cùng với đó tại Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc chấm dứt hợp đồng như sau:

"Điều 422. Chấm dứt hợp đồng
Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Hợp đồng đã được hoàn thành;
2. Theo thỏa thuận của các bên;
3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
7. Trường hợp khác do luật quy định".

Căn cứ theo Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi như sau:

"Điều 420. Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
1. Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;
b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;
c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;
d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;
đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.
2. Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.
3. Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án:
a) Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định;
b) Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi.
4. Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác".

Do hợp đồng xác lập dựa trên nguyên tắc thỏa thuận giữa hai bên nên hiện nay không có quy định nào bắt buộc phải chấm dứt hợp đồng cũ trước khi ký kết hợp đồng mới.

Trong trường hợp anh muốn ký hợp đồng mới khi hợp đồng cũ chưa hết hiệu lực thì để đảm bảo hiệu lực của hợp đồng cũng như hạn chế tranh chấp có thể xảy ra bạn có thể thực hiện như sau:

- Thỏa thuận về điều khoản chuyển tiếp trong hợp đồng.

- Các bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015.

- Thỏa thuận cụ thể về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng mới là sau khi hợp đồng cũ chấm dứt hiệu lực.

Vi phạm về nghĩa vụ khi chấm dứt hợp đồng có bị phạt vi phạm hành chính không?

Quy định tại Điều 10 Luật Thương mại 2005 như sau:

"Điều 10. Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại
Thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động thương mại".

Do đó, theo nguyên tắc bình đẳng thì bên vi phạm sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ vi phạm của mình như sau:

Căn cứ tại Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ là:

"Điều 351. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
1. Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.
Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.
2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền".

Theo Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thỏa thuận vi phạm như sau:

"Điều 418. Thỏa thuận phạt vi phạm
1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm".

Như vậy, nếu anh không thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng cũ hoặc thực hiện sai nghĩa vụ khi chấm dứt hợp đồng thì căn cứ theo hợp đồng sẽ phạt vi phạm.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Hoàng Thanh Thanh Huyền Lưu bài viết
13,975 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào