Chủ xe tự ý lấy lại xe bị tạm giữ tại bãi tạm giữ phương tiện vi phạm có bị xử lý hình sự không?

Nơi tạm giữ phương tiện là những nơi nào? Việc bố trí nơi tạm giữ phương tiện được quy định ra sao? Chủ xe tự ý lấy lại xe bị tạm giữ tại bãi tạm giữ phương tiện vi phạm có bị xử lý hình sự hay không?

Nơi tạm giữ phương tiện là những nơi nào? Việc bố trí nơi tạm giữ phương tiện được quy định ra sao?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 138/2021/NĐ-CP có quy định thì nơi tạm giữ phương tiện bị tạm giữ là nhà, kho, bến, bãi, cảng, khu vực vùng nước cảng biển, trụ sở cơ quan hoặc nơi khác do người có thẩm quyền tạm giữ, tịch thu quyết định và phải bảo đảm các điều kiện theo quy định pháp luật.

Đồng thời, tại khoản 5 Điều 6 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định cụ thể về việc bố trí nơi tạm giữ phương tiện như sau:

- Bố trí nơi tạm giữ chung: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định xây dựng nơi tạm giữ phương tiện chung của nhiều cơ quan có thẩm quyền tạm giữ phương tiện bị tạm giữ ở địa phương mình với hình thức, quy mô thiết kế xây dựng đáp ứng yêu cầu để quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện trên cơ sở đề nghị của cơ quan có thẩm quyền tạm giữ phương tiện;

- Bố trí nơi tạm giữ riêng: Đối với cơ quan thường xuyên phải tạm giữ phương tiện thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức xây dựng nơi tạm giữ riêng cho cơ quan đó;

- Trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện chưa đủ điều kiện để xây dựng nơi tạm giữ hoặc quy mô xây dựng, điều kiện an toàn nơi tạm giữ không đủ, không bảo đảm để quản lý, bảo quản hết phương tiện bị tạm giữ thì cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện có thể thuê nơi tạm giữ.

Mức thuê, giá thuê theo thỏa thuận nhưng không được vượt quá mức giá theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và khi thuê nơi tạm giữ phải ký kết hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự;

- Trường hợp tạm giữ phương tiện với số lượng ít hoặc phương tiện bị tạm giữ là những vật nhỏ, gọn mà xét thấy không cần thiết phải chuyển đến nơi tạm giữ là nhà, kho, bến, bãi thì người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện có thể quyết định tạm giữ phương tiện đó tại trụ sở cơ quan của mình.

Trong trường hợp này, người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện phải bố trí và giao phương tiện bị tạm giữ cho người trực tiếp quản lý để quản lý, bảo quản.

Chủ xe tự ý lấy lại xe bị tạm giữ tại bãi tạm giữ phương tiện vi phạm có bị xử lý hình sự không?

Chủ xe tự ý lấy lại xe bị tạm giữ tại bãi tạm giữ phương tiện vi phạm có bị xử lý hình sự không? (Hình từ Internet)

Chủ xe tự ý lấy lại xe bị tạm giữ tại bãi tạm giữ phương tiện vi phạm có bị xử lý hình sự không?

Tạm giữ phương tiện là một trong những biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định.

Ngoài ra, để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện của người vi phạm.

Khi tạm giữ phương tiện, cơ quan chức năng sẽ trực tiếp hoặc tiến hành thuê bãi và trông giữ phương tiện. Trong thời gian đó, phương tiện nằm trong sự quản lý của đơn vị trông giữ xe.

Vì thế, nếu chủ xe tự ý lấy lại xe bị tam giữ tại bãi tạm giữ phương tiện có thể bị xử lý hình sự đối với tội trộm cắp tài sản. Cụ thể:

Căn cứ theo khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về dấu hiệu định tội đối với tội trộm cắp tài sản như sau:

Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

- Đã bị kết án về tội trộm cắp tài sản hoặc một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 Bộ luật Hình sự 2015 mà chưa được xóa án tích.

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

- Tài sản là di vật, cổ vật.

Như vậy, chủ xe tự ý lấy lại xe bị tạm giữ tại bãi tạm giữ phương tiện có thể bị xử lý hình sự đối với tội trộm cắp tài sản theo quy định nêu trên.

Quản lý, bảo quản phương tiện bị tạm giữ phải đảm bảo những nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy đình về các nguyên tắc khi quản lý, bảo quản phương tiện bị tạm giữ gồm:

- Phương tiện bị tạm giữ phải được quản lý, bảo quản chặt chẽ, an toàn, sắp xếp hợp lý, dễ kiểm tra, tránh nhầm lẫn, không để gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.

- Phương tiện bị tạm giữ phải được bảo đảm tính nguyên vẹn, không tính đến phần giảm giá trị thiệt hại do các nguyên nhân khách quan như thời tiết, độ ẩm, hao mòn theo thời gian và các nguyên nhân khác.

- Chỉ tiếp nhận, trả lại, chuyển phương tiện bị tạm giữ hoặc tiếp nhận, chuyển phương tiện bị tịch thu cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

731 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào