Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam có phải do Phó Thủ tướng Chính phủ giữ chức vụ không?
Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam có phải do Phó Thủ tướng Chính phủ giữ chức vụ không?
Theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 910/QĐ-TTg năm 2019 về kiện toàn Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam quy định như sau:
Kiện toàn Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam, gồm các thành viên sau:
1. Chủ tịch Ủy ban: Phó Thủ tướng Chính phủ.
2. Các Phó Chủ tịch Ủy ban:
a) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
b) Chủ tịch Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam.
3. Ủy viên Thường trực Ủy ban:
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Các Ủy viên:
- Thứ trưởng Bộ Nội vụ;
- Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Thứ trưởng Bộ Tài chính;
- Thứ trưởng Bộ Y tế;
- Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Thứ trưởng Bộ Tư pháp;
- Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thứ trưởng Bộ Xây dựng;
- Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
- Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc;
- Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Mời đại diện lãnh đạo Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam tham gia.
Theo quy định nêu trên thì Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam do Phó Thủ tướng Chính phủ giữ chức vụ.
Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam được sử dụng con dấu của ai?
Theo Điều 4 Quyết định 910/QĐ-TTg năm 2019 về kiện toàn Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam quy định như sau:
Điều 4. Kinh phí hoạt động của Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Chủ tịch Ủy ban Quốc gia sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ; các Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc gia và các Ủy viên Ủy ban Quốc gia sử dụng con dấu của cơ quan nơi công tác.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam được sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ.
Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam có phải do Phó Thủ tướng Chính phủ giữ chức vụ không? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam có thể triệu tập họp bất thường không?
Theo khoản 1 Điều 9 Quy chế hoạt động của Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 62/QĐ-UBQGNCT năm 2014 quy định chế độ họp của Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam như sau:
Điều 9. Chế độ họp
1. Ủy ban Quốc gia họp định kỳ 6 tháng một lần; trường hợp cần thiết, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia có thể triệu tập họp bất thường.
2. Chủ tịch Ủy ban Quốc gia quyết định việc mời thêm các tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự các cuộc họp Ủy ban Quốc gia.
3. Các cuộc họp Ủy ban Quốc gia phải được thông báo bằng văn bản (kèm theo các tài liệu liên quan) về nội dung, thời gian và địa điểm trước 05 ngày làm việc. Các thành viên Ủy ban Quốc gia và các đại biểu được mời có trách nhiệm nghiên cứu văn bản, chuẩn bị ý kiến tham luận, bố trí thời gian tham dự đầy đủ các phiên họp Ủy ban Quốc gia.
Trường hợp nội dung cần xin ý kiến mà không thể tổ chức họp, các Ủy viên Ủy ban Quốc gia có trách nhiệm gửi ý kiến bằng văn bản đến Văn phòng Ủy ban Quốc gia.
4. Kết luận của Chủ tịch Ủy ban Quốc gia hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia (được ủy quyền tại các phiên họp) được thể hiện bằng thông báo của Văn phòng Chính phủ.
Căn cứ trên quy định Ủy ban Quốc gia họp định kỳ 6 tháng một lần; trường hợp cần thiết, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam có thể triệu tập họp bất thường.
- Chủ tịch Ủy ban Quốc gia quyết định việc mời thêm các tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự các cuộc họp Ủy ban Quốc gia.
- Các cuộc họp Ủy ban Quốc gia phải được thông báo bằng văn bản (kèm theo các tài liệu liên quan) về nội dung, thời gian và địa điểm trước 05 ngày làm việc.
Các thành viên Ủy ban Quốc gia và các đại biểu được mời có trách nhiệm nghiên cứu văn bản, chuẩn bị ý kiến tham luận, bố trí thời gian tham dự đầy đủ các phiên họp Ủy ban Quốc gia.
Trường hợp nội dung cần xin ý kiến mà không thể tổ chức họp, các Ủy viên Ủy ban Quốc gia có trách nhiệm gửi ý kiến bằng văn bản đến Văn phòng Ủy ban Quốc gia.
- Kết luận của Chủ tịch Ủy ban Quốc gia được thể hiện bằng thông báo của Văn phòng Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.