Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp được hưởng chế độ tương đương với Bộ trưởng phải không?
- Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp được hưởng chế độ tương đương với Bộ trưởng phải không?
- Những đơn vị nào có nhiệm vụ tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp?
- Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có được kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật và nhiệm vụ được giao đối với công chức, viên chức và người lao động hay không?
Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp được hưởng chế độ tương đương với Bộ trưởng phải không?
Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp được hưởng chế độ tương đương với Bộ trưởng được quy định tại Điều 8 Nghị định 131/2018/NĐ-CP như sau:
Lãnh đạo
1. Ủy ban có Chủ tịch và không quá 04 Phó Chủ tịch.
2. Chủ tịch và Phó Chủ tịch do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật.
3. Chủ tịch Ủy ban chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về hoạt động của Ủy ban. Các Phó Chủ tịch giúp việc Chủ tịch, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
4. Chủ tịch Ủy ban quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ủy ban; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ủy ban theo quy định của pháp luật.
5. Chủ tịch Ủy ban hưởng chế độ tương đương Bộ trưởng; các chức danh lãnh đạo còn lại được hưởng theo mức quy định tại mục I.1 tại Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp được hưởng chế độ tương đương với Bộ trưởng.
Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp được hưởng chế độ tương đương với Bộ trưởng phải không? (Hình từ internet)
Những đơn vị nào có nhiệm vụ tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp?
Những đơn vị có nhiệm vụ tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp được quy định tại Điều 9 Nghị định 131/2018/NĐ-CP như sau:
Cơ cấu tổ chức và các doanh nghiệp do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu
1. Cơ cấu tổ chức:
a) Vụ Nông nghiệp;
b) Vụ Công nghiệp;
c) Vụ Năng lượng;
d) Vụ Công nghệ và hạ tầng;
đ) Vụ Tổng hợp;
e) Vụ Pháp chế, kiểm soát nội bộ;
g) Vụ Tổ chức cán bộ;
h) Văn phòng;
i) Trung tâm thông tin.
Các đơn vị quy định từ điểm a đến điểm h khoản 1 Điều này có nhiệm vụ tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp và chức năng, nhiệm vụ khác được giao; đơn vị quy định tại điểm i khoản 1 Điều này là đơn vị sự nghiệp.
Văn phòng có 05 phòng.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì những đơn vị có nhiệm vụ tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp bao gồm:
- Vụ Nông nghiệp;
- Vụ Công nghiệp;
- Vụ Năng lượng;
- Vụ Công nghệ và hạ tầng;
- Vụ Tổng hợp;
- Vụ Pháp chế, kiểm soát nội bộ;
- Vụ Tổ chức cán bộ;
- Văn phòng.
Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có được kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật và nhiệm vụ được giao đối với công chức, viên chức và người lao động hay không?
Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có được kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật và nhiệm vụ được giao đối với công chức, viên chức và người lao động Điều 6 Nghị định 131/2018/NĐ-CP như sau:
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thuộc Chính phủ theo quy định của pháp luật
1. Đề xuất Chính phủ việc thành lập mới, tổ chức lại, giải thể các tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ủy ban.
2. Tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, nghỉ hưu, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ khác đối với công chức, viên chức, người đại diện chủ sở hữu trực tiếp, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật.
3. Lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước trung hạn 05 năm, 03 năm của Ủy ban để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng cơ chế tài chính, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách của Ủy ban trong lĩnh vực được giao. Thực hiện công tác quản lý tài chính, kế toán theo quy định của pháp luật.
4. Kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật và nhiệm vụ được giao đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền; phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật.
5. Xây dựng và tổ chức thực hiện các giải pháp nâng cao quản trị doanh nghiệp hiện đại tại các doanh nghiệp do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thực hiện việc kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật và nhiệm vụ được giao đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.