Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phân công Công an xã xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình khi nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phân công Công an xã xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình khi nào?
- Ủy ban nhân dân phải gửi kết quả thống kê về phòng, chống bạo lực gia đình đến cơ quan nào?
- Trách nhiệm của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về phòng, chống bạo lực gia đình được quy định như thế nào?
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phân công Công an xã xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình khi nào?
Căn cứ tại Điều 20 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 về xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình như sau:
Xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình
1. Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng gần nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình khi nhận tin báo, tố giác thì trong phạm vi quyền hạn của mình phải kịp thời ngăn chặn, xử lý hành vi bạo lực gia đình theo thẩm quyền; đồng thời, thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình.
2. Tổ chức, cá nhân quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 1 Điều 19 của Luật này khi nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình phải thông báo ngay cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình và theo khả năng của mình tham gia ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xử lý hoặc phân công xử lý ngay khi tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình hoặc nhận được báo cáo về hành vi bạo lực gia đình của tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
Trường hợp tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình mà người bị bạo lực là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc hoặc hành vi bạo lực gia đình đã hoặc có khả năng gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người bị bạo lực thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phân công Công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Công an xã) xử lý.
4. Trường hợp tin báo, tố giác về tội phạm thì việc tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
5. Quy trình tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, trong trường hợp tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình mà người bị bạo lực là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc hoặc hành vi bạo lực gia đình đã hoặc có khả năng gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người bị bạo lực thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phân công Công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Công an xã) xử lý.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phân công Công an xã xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình khi nào? (Hình từ Internet)
Ủy ban nhân dân phải gửi kết quả thống kê về phòng, chống bạo lực gia đình đến cơ quan nào?
Căn cứ tại Điều 47 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình; cụ thể như sau:
Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình; định kỳ 02 năm một lần hoặc đột xuất báo cáo Quốc hội về công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình và điều phối liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình; thực hiện công tác thống kê về phòng, chống bạo lực gia đình thuộc trách nhiệm quản lý của mình và gửi kết quả đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
4. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công tác thống kê về phòng, chống bạo lực gia đình thuộc trách nhiệm quản lý của mình và gửi kết quả đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công tác thống kê về phòng, chống bạo lực gia đình thuộc trách nhiệm quản lý của mình và gửi kết quả đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Trách nhiệm của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về phòng, chống bạo lực gia đình được quy định như thế nào?
Trách nhiệm của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về phòng, chống bạo lực gia đình được quy định tại Điều 53 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022; cụ thể như sau:
- Thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 52 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022.
- Tư vấn, tham gia hòa giải về phòng, chống bạo lực gia đình ở cơ sở; tổ chức thực hiện, kết nối, giới thiệu dịch vụ tư vấn, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình.
- Tổ chức hoạt động hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm hoặc hỗ trợ khác cho người bị bạo lực gia đình.
- Chủ trì, phối hợp tổ chức cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình thuộc phạm vi quản lý; nhân rộng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình.
- Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình là phụ nữ và trẻ em.
- Phối hợp tổng hợp, báo cáo thống kê về phụ nữ, trẻ em bị bạo lực gia đình và gửi kết quả đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.