Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có thể ký gói thầu mua sắm hàng hóa có giá trị tối đa là bao nhiêu? Kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho gói thầu mua sắm hàng hóa có nội dung gì?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có thể ký gói thầu mua sắm hàng hóa có giá trị tối đa là bao nhiêu?
- Để lựa chọn nhà thầu cho gói mua sắm hàng hóa thì chủ tịch Ủy ban nhân dân xã cần dựa theo những căn cứ nào?
- Kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho gói thầu mua sắm hàng hóa phải thể hiện được những nội dung nào?
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có thể ký gói thầu mua sắm hàng hóa có giá trị tối đa là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 58/2016/TT-BTC quy định về thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ như sau:
Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đứng đầu cơ quan khác ở trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý.
2. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
3. Thủ trưởng đơn vị dự toán các cấp quyết định việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đối với nội dung, danh Mục dự toán mua sắm có giá trị thuộc phạm vi được cơ quan có thẩm quyền phân cấp; đồng thời được quyết định mua sắm các nội dung, danh Mục dự toán mua sắm có giá trị không quá 100 triệu đồng trong phạm vi dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền giao.
4. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc mua sắm tài sản theo quy định tại Khoản 2 Điều 41 Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ quy định quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có thể quyết định gói thầu mua sắm tài sản có giá trị thuộc phạm vi được cơ quan có thẩm quyền phân cấp; đồng thời được quyết định mua sắm các nội dung, danh Mục dự toán mua sắm có giá trị không quá 100 triệu đồng trong phạm vi dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền giao.
Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa có giá trị cao hơn thì phải xin ý kiến cấp trên theo quy định của địa phương. Sau khi đã được phê duyệt thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thực hiện triển khai mời thầu và kí kết hợp đồng.
Gói thầu mua sắm hàng hóa (Hình từ Internet)
Để lựa chọn nhà thầu cho gói mua sắm hàng hóa thì chủ tịch Ủy ban nhân dân xã cần dựa theo những căn cứ nào?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 58/2016/TT-BTC quy định về căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ như sau:
Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ
1. Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức; trang thiết bị, phương tiện làm việc hiện có cần thay thế, mua bổ sung, mua sắm mới phục vụ cho yêu cầu công việc.
2. Quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ của cấp có thẩm quyền (quy định tại Điều 5 Thông tư này) hoặc kế hoạch, danh Mục dự toán mua sắm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Đề án mua sắm trang bị cho toàn ngành được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (nếu có).
4. Có nguồn kinh phí mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này.
5. Dự toán mua sắm thường xuyên được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
6. Kết quả thẩm định giá của cơ quan có chức năng, nhiệm vụ thẩm định giá hoặc của tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ thẩm định giá hoặc các báo giá của các nhà cung cấp (nếu có).
Theo đó, để lựa chọn nhà thầu cho gói thầu mua sắm hàng hóa thì chủ tịch Ủy ban nhân dân xã cần lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo căn cứ pháp luật nêu trên.
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho gói thầu mua sắm hàng hóa phải thể hiện được những nội dung nào?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 58/2016/TT-BTC quy định về nôi dung của kế hoạch lựa chọn nhà thầu như sau:
Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu của từng gói thầu
Nội dung của từng gói thầu bao gồm:
1. Tên gói thầu.
2. Giá gói thầu.
Khi lập và xác định giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần căn cứ vào ít nhất một trong các tài liệu sau:
a) Giá hàng hóa cần mua của ít nhất 3 đơn vị cung cấp hàng hóa khác nhau trên địa bàn để làm căn cứ xác định giá gói thầu; trong trường hợp không đủ 03 đơn vị trên địa bàn có thể tham khảo trên địa bàn khác đảm bảo đủ 03 báo giá;
b) Dự toán mua sắm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (gồm: chủng loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ, số lượng, đơn giá hoặc toàn bộ dự toán được bố trí để mua sắm một loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ trong năm);
c) Kết quả thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định giá tài sản, doanh nghiệp thẩm định giá đối với các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ phải thẩm định giá theo quy định của Luật giá;
d) Giá thị trường tại thời Điểm mua sắm được tham khảo từ thông tin chính thống do các nhà cung cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam công bố được khai thác qua mạng Internet;
đ) Giá của gói thầu mua sắm loại hàng hóa tương tự trong thời gian trước đó gần nhất, tối đa không quá 30 ngày.
Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt thì ghi rõ giá ước tính cho từng phần trong giá gói thầu.
3. Nguồn vốn.
4. Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu.
5. Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu.
6. Loại hợp đồng.
7. Thời gian thực hiện hợp đồng.
Theo quy định trên thì nội dung của kế hoạch mời thầu phải thể hiện được các nội dung sau:
-Tên gói thầu.
- Giá gói thầu.
- Nguồn vốn.
- Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu.
- Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu.
- Loại hợp đồng.
- Thời gian thực hiện hợp đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.