Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh có trách nhiệm gì trong việc chống dịch hại thực vật? Kinh phí chống dịch hại thực vật lấy từ đâu?

Tôi muốn biết trong việc chống dịch hại thực vật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh có trách nhiệm gì? Việc chống dịch hại thực vật thì kinh phí chống dịch lấy từ đâu? Ngoài ra, tôi muốn hỏi thêm sinh vật gây hại được hiểu như thế nào?

Sinh vật gây hại là gì?

Tại khoản 6 Điều 3 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 định nghĩa sinh vật gây hại như sau:

"Sinh vật gây hại là sinh vật gây ra thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp đối với thực vật bao gồm vi sinh vật gây bệnh, côn trùng gây hại, cỏ dại và các sinh vật có hại khác."

Trách nhiệm trong việc chống dịch hại thực vật

Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh có trách nhiệm gì trong việc chống dịch hại thực vật?

Tại Điều 18 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định tổ chức chống dịch hại thực vật như sau:

- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm sau đây:

+ Chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dịch huy động nguồn lực tại địa phương nhanh chóng thực hiện các biện pháp khống chế, dập tắt dịch, ngăn ngừa dịch lây lan sang các vùng khác; kiểm tra việc công bố dịch và tổ chức chống dịch của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dịch;

+ Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc hỗ trợ chống dịch và triển khai việc hỗ trợ chống dịch;

+ Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả chống dịch và kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ chống dịch, khắc phục hậu quả do dịch gây ra và khôi phục sản xuất.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:

+ Chỉ đạo cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan của tỉnh thực hiện các biện pháp để nhanh chóng khống chế, dập tắt dịch, ngăn ngừa dịch lây lan sang các vùng khác;

- Bố trí, huy động nguồn lực tại địa phương để phòng, chống dịch;

+ Chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến các biện pháp chống dịch trên địa bàn;

+ Tăng cường thanh tra, kiểm tra, thực hiện bình ổn giá vật tư nông nghiệp trong chống dịch;

+ Thực hiện các chính sách hỗ trợ chống dịch, khắc phục hậu quả do dịch gây ra, ổn định đời sống, khôi phục sản xuất;

+ Đề xuất Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực khi yêu cầu chống dịch vượt quá khả năng của địa phương;

+ Báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả chống dịch và thực hiện chính sách hỗ trợ chống dịch, khắc phục hậu quả do dịch gây ra, ổn định đời sống và khôi phục sản xuất.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm sau đây:

+ Huy động nguồn lực tại địa phương thực hiện các biện pháp chống dịch theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên;

+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp chống dịch trên địa bàn;

+ Thực hiện các chính sách hỗ trợ chống dịch, khắc phục hậu quả do dịch gây ra, ổn định đời sống và khôi phục sản xuất trên địa bàn;

+ Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên quyết định hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực khi yêu cầu chống dịch vượt quá khả năng của địa phương;

+ Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên về kết quả chống dịch và thực hiện chính sách hỗ trợ chống dịch, khắc phục hậu quả do dịch gây ra, ổn định đời sống và khôi phục sản xuất.

- Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tham mưu, hướng dẫn các biện pháp chống dịch, xác định thiệt hại do dịch gây ra, theo dõi, tổng hợp, đánh giá hiệu quả chống dịch và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại khoản 9 Điều 16 của Luật này.

- Chủ thực vật, tổ chức, cá nhân có liên quan nơi có dịch phải thực hiện đúng các biện pháp chống dịch theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

Kinh phí chống dịch hại thực vật lấy từ đâu?

Theo Điều 21 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định kinh phí chống dịch hại thực vật như sau:

-Nguồn kinh phí chống dịch hại thực vật bao gồm:

+ Ngân sách nhà nước;

+ Kinh phí của chủ thực vật;

+ Đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài, tổ chức quốc tế và các nguồn hợp pháp khác.

- Chính phủ quy định việc huy động, quản lý, sử dụng nguồn kinh phí chống dịch hại thực vật.

Như vậy, nguồn kinh phí chống dịch hại thực vật lấy từ 3 nguồn chính là: Ngân sách nhà nước; kinh phí của chủ thực vật và đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài, tổ chức quốc tế và các nguồn hợp pháp khác.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

840 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào