Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được đảm nhiệm vai trò người chỉ đạo ứng phó sự cố chất thải trong trường hợp nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được đảm nhiệm vai trò người chỉ đạo ứng phó sự cố chất thải trong trường hợp nào?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi đảm nhiệm vai trò người chỉ đạo ứng phó sự cố chất thải là gì?
- Ủy ban nhân dân huyện có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch cải tạo, phục hồi sau sự cố hay không?
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được đảm nhiệm vai trò người chỉ đạo ứng phó sự cố chất thải trong trường hợp nào?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 10 Quy chế ứng phó sự cố chất thải do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 09/2020/QĐ-TTg về xác định người chỉ đạo và người chỉ huy ứng phó sự cố chất thải như sau:
Điều 10. Ứng phó sự cố chất thải ngoài cơ sở
...
2. Người chỉ đạo và người chỉ huy ứng phó sự cố chất thải
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện là người chỉ đạo ứng phó sự cố, chỉ định người chỉ huy ứng phó sự cố quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Quy chế này;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn cấp tỉnh là người chỉ đạo ứng phó sự cố, chỉ định người chỉ huy ứng phó sự cố quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy chế này;
c) Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn là người chỉ đạo ứng phó sự cố, chỉ định người chỉ huy ứng phó sự cố quy định tại khoản 3 Điều 4 Quy chế này;
d) Thủ tướng Chính phủ là người chỉ đạo ứng phó sự cố, chỉ định người chỉ huy ứng phó sự cố quy định tại khoản 4 Điều 4 Quy chế này.
Theo đó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được đảm nhiệm vai trò người chỉ đạo ứng phó sự cố chất thải đối với các sự cố được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Quy chế này cụ thể như sau:
"Điều 4. Phân loại sự cố chất thải
1. Sự cố mức độ thấp
a) Sự cố trong phạm vi của cơ sở và trong khả năng tự ứng phó của cơ sở;
b) Sự cố không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này, có phạm vi ảnh hưởng trong địa giới hành chính của một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết tắt huyện)."
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được đảm nhiệm vai trò người chỉ đạo ứng phó sự cố chất thải trong trường hợp nào?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi đảm nhiệm vai trò người chỉ đạo ứng phó sự cố chất thải là gì?
Về nhiệm vụ và quyền hạn của người đạo ứng phó sự cố chất thải được quy định tại khoản 3 Điều 10 Quy chế ứng phó sự cố chất thải do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 09/2020/QĐ-TTg như sau:
"Điều 10. Ứng phó sự cố chất thải ngoài cơ sở
...
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của người chỉ đạo ứng phó sự cố chất thải
a) Thành lập sở chỉ huy, chỉ định người chỉ huy, người phát ngôn, lực lượng ứng phó sự cố; thành lập tổ công tác xác định nguyên nhân sự cố trong trường hợp cần thiết;
b) Huy động, giao kinh phí, phương tiện, thiết bị và huy động lực lượng ứng phó sự cố cho người chỉ huy ứng phó sự cố, tổ công tác xác định nguyên nhân sự cố; chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan tham gia, phối hợp ứng phó sự cố;
c) Trực tiếp chỉ đạo ứng phó sự cố; báo cáo và đề nghị cấp trên hỗ trợ ứng phó sự cố và cải tạo, phục hồi môi trường trong trường hợp cần thiết;
d) Trách nhiệm, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về phòng chống thiên tai và quy định của pháp luật có liên quan."
Theo đó khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được đảm nhiệm vai trò người chỉ đạo ứng phó sự cố chất thải thì sẽ có các nhiệm vụ và quyền hạn nêu trên.
Ủy ban nhân dân huyện có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch cải tạo, phục hồi sau sự cố hay không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 15 Quy chế ứng phó sự cố chất thải do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 09/2020/QĐ-TTg thì Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch cải tạo, phục hồi môi trường đối với sự cố chất thải mức độ thấp không nằm trong phạm vi và khả năng ứng phó của cơ sở, có phạm vi ảnh hưởng trong địa giới hành chính của một huyện.
Và phải thực hiện phê duyệt trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công bố kết thúc giai đoạn tổ chức ứng phó sự cố chất thải.
Kế hoạch cải tạo, phục hồi môi trường muốn được thông qua khi có các nội dung chủ yếu quy định tại khoản 2 Điều này gồm:
- Mô tả hiện trạng môi trường sau sự cố, gồm: mức độ, phạm vi, tính chất ô nhiễm môi trường của từng khu vực; hiện trạng môi trường, mặt bằng, hệ sinh thái trước khi có sự cố chất thải (nếu có); yêu cầu xử lý môi trường theo quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường xung quanh, khôi phục mặt bằng, phục hồi một số đặc điểm chính hệ sinh thái;
- Các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường; phân tích, đánh giá, lựa chọn giải pháp tốt nhất để cải tạo, phục hồi môi trường;
- Danh mục, khối lượng các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường đối với giải pháp lựa chọn;
- Kế hoạch thực hiện; phân chia kế hoạch thực hiện theo từng giai đoạn cải tạo, phục hồi môi trường; chương trình quản lý, quan trắc, giám sát trong thời gian cải tạo, phục hồi môi trường; kế hoạch nghiệm thu kết quả cải tạo, phục hồi môi trường;
- Dự toán kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường cho từng hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.