Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt do ai bầu? Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt có những nhiệm vụ nào?
Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt do ai bầu?
Cơ quan có quyền bầu Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt được quy định tại Điều 54 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương
1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 26 của Luật này.
2. Quyết định quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị trên cơ sở quy hoạch của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt; quyết định dự án đầu tư công trình đô thị trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
3. Quyết định các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển đô thị, chương trình, kế hoạch xây dựng công trình hạ tầng đô thị, giao thông theo quy định của pháp luật.
4. Quyết định biện pháp quản lý dân cư và tổ chức đời sống dân cư, bảo đảm trật tự công cộng, cảnh quan đô thị trên địa bàn.
Dẫn chiếu điểm d khoản 1 Điều 26 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện trong tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật và trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, xây dựng chính quyền:
...
d) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân huyện; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm Tòa án nhân dân huyện;
...
Theo quy định trên, cơ quan có quyền bầu Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt là HĐND thành phố Đà Lạt.
Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt do ai bầu? Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt có những nhiệm vụ nào? (Hình từ Internet)
Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt theo lời giới thiệu của ai?
Việc Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt theo lời giới thiệu của ai, theo quy định tại khoản 3 Điều 83 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019 như sau:
Bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
1. Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Hội đồng nhân dân, Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân trong số các đại biểu Hội đồng nhân dân theo giới thiệu của chủ tọa kỳ họp.
Trong nhiệm kỳ, Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân trong số đại biểu Hội đồng nhân dân theo giới thiệu của Thường trực Hội đồng nhân dân. Trường hợp khuyết Thường trực Hội đồng nhân dân thì Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân trong số đại biểu Hội đồng nhân dân theo giới thiệu của chủ tọa kỳ họp được chỉ định theo quy định tại khoản 2 Điều 80 của Luật này.
2. Hội đồng nhân dân bầu Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân trong số đại biểu Hội đồng nhân dân theo giới thiệu của Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
3. Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân theo giới thiệu của Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Chủ tịch Ủy ban nhân dân được bầu tại kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân phải là đại biểu Hội đồng nhân dân. Chủ tịch Ủy ban nhân dân được bầu trong nhiệm kỳ không nhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân dân.
...
Theo đó, HĐND thành phố Đà Lạt bầu Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt theo lời giới thiệu của Chủ tịch Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt có những nhiệm vụ nào?
Căn cứ Điều 57 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt có những nhiệm vụ sau:
(1) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt được quy định tại Điều 29 của Luật này.
(2) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển hạ tầng đô thị; quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị trên địa bàn.
(3) Quản lý quỹ đất đô thị; việc sử dụng quỹ đất đô thị phục vụ cho việc xây dựng công trình hạ tầng đô thị; quản lý nhà đô thị; quản lý việc kinh doanh nhà ở; sử dụng quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước để phát triển nhà ở tại đô thị; chỉ đạo kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong việc xây dựng nhà ở tại đô thị.
(4) Chỉ đạo sắp xếp mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch đô thị; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư và tổ chức đời sống dân cư đô thị.
(5) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự công cộng, an toàn giao thông; phòng, chống cháy, nổ, ùn tắc giao thông trên địa bàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.