Chủ tịch nước có được sử dụng thường xuyên một xe ô tô không quy định mức giá kể cả khi đã nghỉ công tác không?
Chủ tịch nước có được sử dụng thường xuyên một xe ô tô, kể cả khi đã nghỉ công tác không?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 72/2023/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô như sau:
Chức danh được sử dụng thường xuyên một xe ô tô, kể cả khi đã nghỉ công tác, không quy định mức giá
1. Tổng Bí thư.
2. Chủ tịch nước.
3. Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch Quốc hội.
Theo quy định của pháp luật thì các chức danh được sử dụng thường xuyên một xe ô tô, kể cả khi đã nghỉ công tác, không quy định mức giá bao gồm:
- Tổng Bí thư;
- Chủ tịch nước;
- Thủ tướng chính phủ;
- Chủ tịch Quốc hội.
Như vậy, chức danh Chủ tịch nước cũng nằm trong các chức danh quy định được sử dụng thường xuyên một xe ô tô, kể cả khi đã nghỉ công tác, không quy định mức giá.
Chủ tịch nước có được sử dụng thường xuyên một xe ô tô không quy định mức giá kể cả khi đã nghỉ công tác không? (hình từ internet)
Xe ô tô được cấp phục vụ công tác của Chủ tịch nước được thanh lý thông qua những hình thức nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Nghị định 72/2023/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô và căn cứ Điều 45 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 được quy định như sau:
3. Xe ô tô phục vụ công tác của các chức danh quy định tại Điều 4 và Điều 5 Nghị định này được trang bị, thay thế theo yêu cầu công tác; việc xử lý xe ô tô cũ khi thay thế được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết thi hành.
Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước được thay thế theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 19 Nghị định này; việc xử lý xe ô tô cũ khi thay thế được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định này.
Thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước
1. Tài sản công được thanh lý trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản công hết hạn sử dụng theo quy định của pháp luật;
b) Tài sản công chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không hiệu quả;
c) Nhà làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Tài sản công được thanh lý theo các hình thức sau đây:
a) Phá dỡ, hủy bỏ. Vật liệu, vật tư thu hồi từ phá dỡ, hủy bỏ tài sản được xử lý bán;
b) Bán.
3. Căn cứ quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý có trách nhiệm tổ chức thanh lý theo các hình thức quy định tại khoản 2 Điều này. Việc thanh lý theo hình thức bán thực hiện theo quy định tại Điều 43 của Luật này.
Như vậy, xe ô tô được cấp phục vụ công tác của Chủ tịch nước được thanh lý xe theo các hình thức sau:
- Phá dỡ, hủy bỏ. Vật liệu, vật tư thu hồi từ phá dỡ, hủy bỏ tài sản được xử lý bán
- Bán.
Ngoài những tiêu chuẩn chung thì tiêu chuẩn riêng chức danh cụ thể của Chủ tịch nước được quy định như thế nào?
Căn cứ tiết 2.4 Tiểu mục 2 Mục 1 Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 quy định chức danh chủ tịch nước như sau:
2.4. Chủ tịch nước
Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có uy tín cao, là trung tâm đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân. Có năng lực nổi trội, toàn diện trên các mặt công tác, nhất là lĩnh vực đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng; hiểu biết sâu, rộng về công tác tư pháp. Là trung tâm đoàn kết các lực lượng xã hội và các cộng đồng dân tộc trong, ngoài nước. Quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên; trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.
Như vậy, ngoài những tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ chính trị, Ban Bí thư thì tiêu chuẩn riêng của Chức danh chủ tịch nước sẽ bao gồm:
- Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
- Cần có những phẩm chất, năng lực:
+ Có uy tín cao, là trung tâm đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân.
+ Có năng lực nổi trội, toàn diện trên các mặt công tác, nhất là lĩnh vực đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng.
- Hiểu biết sâu, rộng về công tác tư pháp.
- Là trung tâm đoàn kết các lực lượng xã hội và các cộng đồng dân tộc trong, ngoài nước.
- Quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.
- Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên.
- Trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.