Chủ tịch Hội đồng phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử quốc gia có phải là Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ không?
- Chủ tịch Hội đồng phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử quốc gia có phải là Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ không?
- Hội đồng phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử quốc gia có được sử dụng con dấu của Bộ Khoa học và Công nghệ không?
- Hội đồng phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử quốc gia có các quyền hạn và nhiệm vụ nào?
Chủ tịch Hội đồng phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử quốc gia có phải là Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 706/QĐ-TTg năm 2013, có quy định về thành viên của Hội đồng như sau:
Thành viên của Hội đồng
1. Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Các Phó Chủ tịch Hội đồng:
a) Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng là Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là Thứ trưởng Bộ Công Thương.
3. Các Ủy viên Hội đồng:
a) Thứ trưởng Bộ Y tế;
b) Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
d) Thứ trưởng Bộ Quốc phòng;
đ) Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam;
e) Cục trưởng Cục Năng lượng nguyên tử, Bộ Khoa học và Công nghệ;
g) Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ;
h) Một số chuyên gia trong lĩnh vực phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử.
4. Chủ tịch Hội đồng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xem xét, quyết định danh sách các Phó Chủ tịch và ủy viên Hội đồng; quyết định việc bổ sung và thay thế thành viên của Hội đồng khi cần thiết.
Các thành viên của Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Như vậy, theo quy định trên thì Chủ tịch Hội đồng phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử quốc gia là Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
Hội đồng phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử quốc gia (Hình từ Internet)
Hội đồng phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử quốc gia có được sử dụng con dấu của Bộ Khoa học và Công nghệ không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 706/QĐ-TTg năm 2013, có quy định về thành lập, vị trí và chức năng của Hội đồng phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử quốc gia như sau:
Thành lập, vị trí và chức năng của Hội đồng phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử quốc gia
1. Thành lập Hội đồng phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử quốc gia (sau đây gọi tắt là Hội đồng), là cơ quan tư vấn của Thủ tướng Chính phủ, có trách nhiệm giúp Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành về phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử.
Hội đồng có tên giao dịch tiếng Anh là National Atomic Energy Council (viết tắt là NAEC).
2. Hội đồng được sử dụng con dấu của Bộ Khoa học và Công nghệ. Kinh phí hoạt động của Hội đồng do ngân sách nhà nước bảo đảm và được Bộ Khoa học và Công nghệ bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử quốc gia được sử dụng con dấu của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Hội đồng phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử quốc gia có các quyền hạn và nhiệm vụ nào?
Căn cứ tại Điều 2 Quyết định 706/QĐ-TTg năm 2013, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng
1. Nghiên cứu, tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về các nội dung:
a) Phương hướng, chiến lược phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ hạt nhân và các lĩnh vực ưu tiên trong từng giai đoạn;
b) Các chính sách lớn về phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử; về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử;
c) Quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử trong các ngành kinh tế - kỹ thuật;
d) Chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; cơ chế, chính sách thúc đẩy nghiên cứu và thử nghiệm liên quan đến sử dụng năng lượng nguyên tử;
đ) Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;
e) Chính sách và chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, chính sách đối với cán bộ và chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;
g) Chương trình phát triển điện hạt nhân, các dự án quan trọng trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;
h) Các chính sách và lộ trình về tiếp thu, làm chủ và phát triển công nghệ ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội;
i) Các chính sách về tiếp thu, làm chủ và phát triển công nghệ điện hạt nhân, về chế tạo nhiên liệu cho nhà máy điện hạt nhân; về khai thác, sử dụng tài nguyên urani; về quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu đã qua sử dụng; về xây dựng và hoạt động của hệ thống quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường.
2. Giúp Thủ tướng Chính phủ điều hòa, phối hợp hoạt động của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương trong việc phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử và triển khai thực hiện chương trình phát triển điện hạt nhân.
3. Triển khai hợp tác với các tổ chức quốc tế, các quốc gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; tổ chức khảo sát thực tiễn, thảo luận và lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước về những vấn đề quan trọng liên quan đến phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử.
4. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao; kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề quan trọng khác liên quan đến phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử.
5. Báo cáo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động của Hội đồng và những vấn đề quan trọng liên quan đến phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử.
Như vậy, thì Hội đồng phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử quốc gia có các quyền hạn và nhiệm vụ được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.