Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã có thuộc đối tượng được hưởng chế độ bồi dưỡng khi tiếp công dân không?
Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã có thuộc đối tượng được hưởng chế độ bồi dưỡng khi tiếp công dân không?
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 320/2016/TT-BTC quy định đối tượng được hưởng chế độ bồi dưỡng khi tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh như sau:
Đối tượng áp dụng
Đối tượng được hưởng chế độ bồi dưỡng khi tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, Điều 21 Nghị định 64/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng được hưởng chế độ bồi dưỡng khi tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
1. Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Điều 20 Nghị định này được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ hoặc phân công làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân.
2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân định kỳ hoặc đột xuất; cán bộ, công chức được cấp có thẩm quyền triệu tập làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã là cán bộ cấp xã theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định 33/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực 01/08/2023) như sau:
Chức vụ, chức danh
1. Cán bộ cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này có các chức vụ sau đây:
a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
...
Theo các quy định nêu trên thì Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã là cán bộ cấp xã, thực hiện việc tiếp công dân theo quy định thì vẫn thuộc được tượng hưởng chế độ bồi dưỡng.
Trước đây, theo điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP (Hết hiệu lực 01/08/2023) quy định Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã là cán bộ cấp xã:
Chức vụ, chức danh
1. Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:
a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
...
Mức chi đối với chế độ bồi dưỡng khi tiếp công dân là bao nhiêu?
Mức chi đối với chế độ bồi dưỡng khi tiếp công dân được quy định tại Điều 4 Thông tư 320/2016/TT-BTC cụ thể như sau:
Mức chi
1. Các đối tượng được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 21 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP mà chưa được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề, khi làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân được bồi dưỡng 100.000 đồng/1 ngày/1 người; trường hợp đang được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề thì được bồi dưỡng 80.000 đồng/1 ngày/1 người.
Đối với cán bộ, công chức được cấp có thẩm quyền giao hoặc phân công làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân Trung ương được bồi dưỡng 150.000 đồng/1 ngày/1 người; trường hợp đang hưởng chế độ phụ cấp theo nghề được bồi dưỡng 120.000 đồng/1 ngày/1 người.
2. Các đối tượng quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 21 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP được bồi dưỡng 50.000 đồng/1 ngày/1 người.
Như vậy, mức chi đối với chế độ bồi dưỡng khi tiếp công dân được thực hiện theo quy định nêu trên.
Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã có thuộc đối tượng được hưởng chế độ bồi dưỡng khi tiếp công dân không? (Hình từ Internet)
Kinh phí chi trả tiền bồi dưỡng đối với Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã thực hiện việc tiếp công dân quy định thế nào?
Nguồn kinh phí chi trả tiền bồi dưỡng đối với người làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được quy định tại Điều 5 Thông tư 320/2016/TT-BTC cụ thể như sau:
Nguồn kinh phí chi trả
1. Nguồn kinh phí chi trả tiền bồi dưỡng đối với người làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, gồm:
a) Ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành;
b) Nguồn thu của đơn vị sự nghiệp công lập;
c) Các nguồn kinh phí khác (nếu có).
2. Tiền bồi dưỡng cho các đối tượng được quy định tại khoản 1, khoản 4 Điều 21 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP thuộc biên chế trả lương của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm chi trả.
3. Tiền bồi dưỡng cho các đối tượng được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 21 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP do cơ quan có thẩm quyền mời, triệu tập phối hợp chi trả.
Theo đó, nguồn kinh phí chi trả tiền bồi dưỡng đối với người làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, gồm:
- Ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành;
- Nguồn thu của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Các nguồn kinh phí khác (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.