Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Việt Nam có quyền hạn và trách nhiệm như thế nào? Tổng thư ký Hội Cựu giáo chức Việt Nam lập báo cáo định kỳ cho ai?
Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Việt Nam có quyền hạn và trách nhiệm như thế nào?
Theo Điều 16 Điều lệ Hội Cựu giáo chức Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 61/2004/QĐ-BNV quy định:
Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội:
1. Chủ tịch Ban Chấp hành đồng thời là Chủ tịch Hội, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành đồng thời là Phó Chủ tịch Hội. Để đảm bảo hoạt động của Hội có hiệu quả, những chức danh nêu trên làm việc theo chế độ chuyên trách. Trường hợp đặc biệt có thể làm việc bán chuyên trách khi có Nghị quyết của Đại hội cho phép.
2. Chủ tịch Hội có quyền hạn và trách nhiệm:
- Đại diện pháp nhân của Hội trước pháp luật.
- Chịu trách nhiệm quản lý tài chính và tài sản của Hội.
- Tổ chức triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đại Hội, của Hội nghị toàn thể và các nghị quyết của Ban Chấp hành.
- Triệu tập và chủ trì cuộc họp của Ban Chấp hành Hội.
- Ký quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm nhân sự trực thuộc Hội khi có nghị quyết của Ban Chấp hành.
- Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành và toàn thể hội viên về các hoạt động của Hội.
- Quyết định thành lập các tổ chức trực thuộc của Hội theo đề nghị của Tổng thư ký sau khi có Nghị quyết hoặc Quyết định của Ban Chấp hành.
3. Phó Chủ tịch Hội:
Là người giúp cho Chủ tịch trong công tác quản lý và điều hành Hội, được Chủ tịch ủy nhiệm và phân công trực tiếp phụ trách và điều hành một số công việc của Hội, được ủy quyền điều hành công việc của Ban Chấp hành khi Chủ tịch vắng mặt.
Theo đó, Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Việt Nam có quyền hạn và trách nhiệm sau đây:
- Đại diện pháp nhân của Hội trước pháp luật.
- Chịu trách nhiệm quản lý tài chính và tài sản của Hội.
- Tổ chức triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đại Hội, của Hội nghị toàn thể và các nghị quyết của Ban Chấp hành.
- Triệu tập và chủ trì cuộc họp của Ban Chấp hành Hội.
- Ký quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm nhân sự trực thuộc Hội khi có nghị quyết của Ban Chấp hành.
- Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành và toàn thể hội viên về các hoạt động của Hội.
- Quyết định thành lập các tổ chức trực thuộc của Hội theo đề nghị của Tổng thư ký sau khi có Nghị quyết hoặc Quyết định của Ban Chấp hành.
Hội Cựu giáo chức Việt Nam (Hình từ Internet)
Tổng thư ký Hội Cựu giáo chức Việt Nam lập báo cáo định kỳ cho ai?
Căn cứ Điều 17 Điều lệ Hội Cựu giáo chức Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 61/2004/QĐ-BNV có nêu:
Tổng thư ký Hội:
Tổng Thư ký do Ban Chấp hành bầu ra, có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Đại diện cho Văn phòng Hội trong quan hệ giao dịch hàng ngày.
- Tổ chức, điều hành các hoạt động hàng ngày của Văn phòng Hội.
- Chuẩn bị báo cáo cho các kỳ họp Ban chấp hành, Thường vụ Ban Chấp hành, Đại hội thường niên, Đại hội nhiệm kỳ.
- Quản lý hồ sơ, tài liệu giao dịch của Hội.
- Xây dựng các quy chế hoạt động của Văn phòng, quy chế quản lý tài chính, tài sản của Hội trình Ban Chấp hành phê duyệt.
- Định kỳ báo cáo cho Ban Chấp hành về các hoạt động của Hội.
- Lập báo cáo hàng năm, báo cáo nhiệm kỳ của Ban Chấp hành.
- Quản lý danh sách, hồ sơ và tài liệu về các hội viên và các tổ chức trực thuộc.
- Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành và trước pháp luật về các hoạt động của Văn phòng Hội.
Để giúp Tổng thư ký thực hiện một số công việc nêu trên, có Phó Tổng thư ký. Phó Tổng thư ký do Chủ tịch Ban Chấp hành chỉ định.
Như vậy, Tổng Thư ký Hội do Ban Chấp hành bầu ra.
- Chuẩn bị báo cáo cho các kỳ họp Ban chấp hành, Thường vụ Ban Chấp hành, Đại hội thường niên, Đại hội nhiệm kỳ.
- Định kỳ báo cáo cho Ban Chấp hành về các hoạt động của Hội.
- Lập báo cáo hàng năm, báo cáo nhiệm kỳ của Ban Chấp hành.
Hội Cựu giáo chức Việt Nam được tổ chức ở đâu? Văn phòng Hội Cựu giáo chức Việt Nam hoạt động như thế nào?
Theo Điều 20 Điều lệ Hội Cựu giáo chức Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 61/2004/QĐ-BNV quy định thì:
Tổ chức của Hội.
Hội Cựu giáo chức được tổ chức ở Trung ương và địa phương.
1. Trung ương là Hội Cựu giáo chức Việt Nam.
2. Địa phương là Hội Cựu giáo chức địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định thành lập theo quy định của pháp luật.
3. Hội Cựu giáo chức cơ sở xã, phường, thị trấn gồm các hội viên cùng cư trú trên địa bàn xã, phường, thị trấn. Việc thành lập Hội Cựu giáo chức, xã, phường, thị trấn phải được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
4. Ở các trường học, các cơ sở và cơ quan giáo dục - đào tạo gồm các hội viên trước đã làm việc tại các đơn vị đóng trên cùng một địa bàn sẽ thành lập các chi hội không có pháp nhân.
Theo đó, Hội Cựu giáo chức Việt Nam được tổ chức ở Trung ương. Bên cạnh đó:
- Địa phương là Hội Cựu giáo chức địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định thành lập theo quy định của pháp luật.
- Hội Cựu giáo chức cơ sở xã, phường, thị trấn gồm các hội viên cùng cư trú trên địa bàn xã, phường, thị trấn. Việc thành lập Hội Cựu giáo chức, xã, phường, thị trấn phải được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Và theo Điều 18 Điều lệ Hội Cựu giáo chức Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 61/2004/QĐ-BNV quy định về hoạt động của Văn phòng Hội Cựu giáo chức như sau:
- Văn phòng Hội hoạt động theo quy chế do Ban Chấp hành phê duyệt.
- Tổ chức bộ máy của Văn phòng Hội do Ban Chấp hành phê duyệt.
- Các nhân viên của văn phòng phải là những người có chuyên môn giỏi, có trách nhiệm cao, qua tuyển dụng, làm việc theo hợp đồng.
- Kinh phí cho hoạt động hàng năm của Văn phòng do Tổng Thư ký dự trù trình Ban Chấp hành duyệt và Hội nghị toàn thể hàng năm biểu quyết phê chuẩn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.