Chủ tịch công đoàn cơ sở vừa kiêm nhiệm chức vụ kế toán công đoàn thì có trái với quy định pháp luật không?

Tôi tham gia vào Ban chấp hành công đoàn cơ sở và được bầu chức kế toán công đoàn đã được 1 năm. Và hiện tại tôi được bầu làm Chủ tịch công đoàn cơ sở. Vậy tôi vừa là chủ tịch công đoàn vừa kiêm nhiệm chức vụ kế toán công đoàn được không?

Chủ tịch công đoàn cơ sở vừa kiêm nhiệm chức vụ kế toán công đoàn thì có trái với quy định pháp luật không?

Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục I Hướng dẫn 47/HD-TLĐ năm 2021 quy định như sau:

"I. BỘ MÁY QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ
1. Bộ máy quản lý tài chính
Bộ máy quản lý tài chính công đoàn cơ sở gồm chủ tài khoản, kế toán và thủ quỹ.
Chủ tịch công đoàn cơ sở là chủ tài khoản. Đối với Công đoàn cơ sở có đông đoàn viên, người lao động Chủ tịch công đoàn cơ sở có thể phân công Phó Chủ tịch hoặc ủy viên thường vụ phụ trách công tác tài chính và ủy quyền chủ tài khoản.
Ban Chấp hành (Ban Thường vụ) công đoàn cơ sở phân công người có nghiệp vụ kế toán làm kiêm nhiệm kế toán, kiêm nhiệm thủ quỹ công đoàn (công đoàn cơ sở không được bố trí Chủ tài khoản kiêm kế toán; kế toán kiêm thủ quỹ). Đối với công đoàn cơ sở có tổ chức bộ máy kế toán (có 2 kế toán viên trở lên), Ban Chấp hành công đoàn cơ sở phân công người làm nhiệm vụ kế toán trưởng.
Công đoàn bộ phận phân công 01 ủy viên Ban chấp hành công đoàn bộ phận trực tiếp phụ trách công tác tài chính để tổ chức thu, nộp đoàn phí; thanh quyết toán các khoản chi tiêu với công đoàn cơ sở theo phân cấp của công đoàn cơ sở. [...]"

Theo đó, Chủ tịch công đoàn cơ sở hiện đang là chủ tài khoản của công đoàn nên không thể bố trí kiêm nhiệm vị trí kế toán của công đoàn cơ sở.

Công đoàn cơ sở

Công đoàn cơ sở

Quản lý tiền gửi ngân hàng, quỹ tiền mặt của công đoàn cơ sở được quy định như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục II Hướng dẫn 47/HD-TLĐ năm 2021 quy định như sau:

"II. CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, TÀI SẢN CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ
[...] 5. Quản lý tiền gửi ngân hàng, quỹ tiền mặt
- Công đoàn cơ sở phải mở tài khoản tại kho bạc, ngân hàng để quản lý tiền gửi của công đoàn cơ sở. Kế toán công đoàn cơ sở phải ghi chép kịp thời đầy đủ các nghiệp vụ thu, chi qua kho bạc, ngân hàng vào sổ theo dõi tiền gửi kho bạc, ngân hàng (Mẫu số S12-H).
Trường hợp công đoàn cơ sở sử dụng tài khoản của chuyên môn để quản lý tài chính của công đoàn cơ sở, kế toán công đoàn do kế toán của chuyên môn kiêm nhiệm. Chủ tịch công đoàn cơ sở quyết định các khoản thu, chi của công đoàn cơ sở theo quy định của Tổng Liên đoàn. Các chứng từ thu, chi phải sao lục riêng làm căn cứ để ghi sổ kế toán, lập báo cáo quyết toán, lưu trữ và phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán theo đúng quy định của Nhà nước và của Tổng Liên đoàn.
- Mỗi công đoàn cơ sở chỉ được tổ chức một quỹ tiền mặt để phục vụ thu, chi tài chính công đoàn và các khoản thu, chi khác của công đoàn cơ sở. Công đoàn cơ sở có thể sử dụng thủ quỹ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp kiêm nhiệm thủ quỹ công đoàn cơ sở.
Thủ quỹ công đoàn cơ sở có trách nhiệm quản lý thu, chi, tồn quỹ tiền mặt. Các khoản thu, chi phải lập phiếu thu, phiếu chi hợp pháp và được ghi đầy đủ, kịp thời vào sổ quỹ tiền mặt (Mẫu số S11 - H). Cuối tháng phải lập báo cáo tồn quỹ. Số dư tồn quỹ tiền mặt tối đa theo Quy chế thu, chi, quản lý tài chính, tài sản của công đoàn cơ sở.
Định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất công đoàn cơ sở phải kiểm kê tồn quỹ tiền mặt. Thủ quỹ làm thâm hụt, chi sai phải bồi thường hoặc chịu trách nhiệm trước pháp luật."

Trường hợp nào thì phải bàn giao tài chính trong công đoàn cơ sở?

Căn cứ theo tiết 2.6 tiểu mục 2 Mục III Hướng dẫn 47/HD-TLĐ năm 2021 quy định như sau:

"III. CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ
[...] 2. Quy định cụ thể
[...] 2.6. Bàn giao tài chính.
a) Bàn giao tài chính khi thay đổi chủ tài khoản, kế toán, thủ quỹ.
- Khi thay đổi Chủ tịch Công đoàn cơ sở (Chủ tài khoản) kế toán khóa sổ kế toán và lập biên bản bàn giao tài chính cho Chủ tịch công đoàn mới. Trong trường hợp cần thiết, UBKT công đoàn đồng cấp hoặc cấp trên xem xét, tổ chức kiểm tra quản lý tài chính, tài sản của công đoàn cơ sở niên độ liền kề thời điểm thay đổi chủ tài khoản để làm cơ sở bàn giao.
- Khi thay đổi kế toán phải khóa sổ kế toán và lập biên bản bàn giao tài chính cho kế toán mới (bao gồm cả chứng từ, sổ kế toán, báo cáo, dự toán, quyết toán thu, chi).
- Khi thay đổi Thủ quỹ phải lập biên bản bàn giao quỹ cho Thủ quỹ mới.
b) Bàn giao tài chính khi Công đoàn cơ sở giải thể.
- Công đoàn cơ sở quyết toán thu, chi tài chính đến thời điểm kết thúc hoạt động.
- Nộp báo cáo quyết toán thu, chi tài chính, tích lũy tài chính (Số dư các quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, Kho bạc, số còn phải nộp cấp trên, số cấp trên còn phải cấp) đến thời điểm kết thúc hoạt động, con dấu cho công đoàn cấp trên được phân cấp quản lý tài chính công đoàn cơ sở (lập biên bản ký nhận của đại diện bên giao và bên nhận). [...]"

Như vậy phải bàn giao tài chính trong công đoàn cơ sở khi thay đổi chủ tài khoản, kế toán, thủ quỹ hoặc khi công đoàn cơ sở giải thể.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

20,695 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào