Chủ sở hữu không chấp hành việc phá dỡ nhà chung cư thì cơ quan nhà nước có thể tiến hành cưỡng chế phá dỡ không?
Chủ sở hữu không chấp hành việc phá dỡ nhà chung cư thì cơ quan nhà nước có thể tiến hành cưỡng chế phá dỡ không?
Căn cứ Điều 115 Luật Nhà ở 2014 quy định về trường hợp chủ sở hữu nhà không chấp hành việc phá dỡ nhà chung cư như sau:
Phương án bố trí tái định cư khi phá dỡ nhà chung cư
1. Trường hợp nhà chung cư có một chủ sở hữu mà đang cho thuê thì việc bố trí chỗ ở cho người đang thuê được thực hiện theo thỏa thuận giữa chủ sở hữu và người thuê nhà.
2. Trường hợp nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu mà có sự tham gia đầu tư của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thì chủ sở hữu nhà chung cư và doanh nghiệp này thỏa thuận phương án bố trí tái định cư theo nguyên tắc quy định tại Điều 116 của Luật này để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư phê duyệt.
Các chủ sở hữu nhà chung cư phải tổ chức cuộc họp Hội nghị nhà chung cư để thống nhất phương án bố trí tái định cư trước khi báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư phê duyệt.
3. Trường hợp nhà chung cư thuộc diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 110 của Luật này mà chủ sở hữu không chấp hành việc phá dỡ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở thực hiện cưỡng chế phá dỡ và tổ chức lập, phê duyệt phương án bố trí tái định cư theo nguyên tắc quy định tại Điều 116 của Luật này
Dẫn chiếu Điều 110 Luật Nhà ở 2014 quy định về các trường hợp phá dỡ nhà chung cư để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư như sau:
Các trường hợp phá dỡ nhà chung cư để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
1. Nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 99 của Luật này.
2. Nhà chung cư bị hư hỏng mà chưa thuộc diện bị phá dỡ nhưng nằm trong khu vực phải thực hiện cải tạo, xây dựng đồng bộ với khu nhà ở thuộc diện bị phá dỡ theo quy định tại khoản 1 Điều này theo quy hoạch xây dựng được phê duyệt.
...
Như vậy trường hợp nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ, cải tạo theo quy định pháp luật tại Điều 110 Luật Nhà ở 2014 nêu trên mà chủ sở hữu không chấp hành việc phá dỡ nhà chung cư thì cơ quan nhà nước có quyền Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở thực hiện cưỡng chế phá dỡ và tổ chức lập, phê duyệt phương án bố trí tái định cư theo quy định.
Chủ sở hữu không chấp hành việc phá dỡ nhà chung cư thì cơ quan nhà nước có thể tiến hành cưỡng chế phá dỡ không? (Hình từ Internet)
Khi bị phá dỡ nhà chung cư thì chủ sở hữu có được xem xét bồi thường hay không?
Căn cứ Điều 116 Luật Nhà ở 2014 quy định về bố trí nhà ở tái định cư như sau:
Bố trí nhà ở tái định cư
1. Việc bố trí tái định cư cho các chủ sở hữu có nhà chung cư thuộc diện phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được thực hiện như sau:
a) Trường hợp chủ sở hữu không có nhu cầu tái định cư tại chỗ thì tùy theo điều kiện cụ thể của địa phương mà được bố trí nhà ở, đất ở tái định cư theo quy định tại Điều 36 của Luật này;
b) Trường hợp chủ sở hữu có nhu cầu tái định cư tại chỗ thì được bố trí nhà ở mới có diện tích tối thiểu bằng hoặc lớn hơn diện tích nhà ở cũ.
Trường hợp Nhà nước đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mà có chênh lệch về giá trị giữa nhà ở cũ và nhà ở mới thì việc thanh toán giá trị chênh lệch được thực hiện theo phương án bố trí tái định cư đã được phê duyệt; nếu doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và chủ sở hữu thỏa thuận đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì việc thanh toán giá trị chênh lệch được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên;
c) Việc bố trí tái định cư bằng nhà ở được thực hiện thông qua hợp đồng cho thuê, cho thuê mua, mua bán nhà ở ký giữa người được bố trí tái định cư với đơn vị được giao bố trí tái định cư nếu do Nhà nước đầu tư; ký với chủ đầu tư dự án nếu do doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đầu tư xây dựng;
d) Ngoài việc được bố trí tái định cư theo quy định tại khoản này, người được bố trí tái định cư còn được xem xét hỗ trợ theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
...
Theo quy định thì ngoài việc được bố trí tái định cư theo quy định thì chủ sở hữu còn được xem xét hỗ trợ theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Việc xây dựng kế hoạch phá dỡ nhà chung cư để cải tạo được cơ quan nào nhà nước nào thực hiện?
Căn cứ Điều 111 Luật Nhà ở 2014 quy định về việc lập kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư như sau:
Lập kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư có trách nhiệm tổ chức rà soát, thống kê các loại nhà chung cư trên địa bàn; lập và phê duyệt kế hoạch cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư thuộc diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 110 của Luật này.
2. Kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư có thể được lập và phê duyệt riêng hoặc được xác định trong kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương và phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh và thông báo đến khu dân cư, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà chung cư.
Như vậy, việc xây dựng kế hoạch phá dỡ nhà chung cư để cải tạo sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư thực hiện.
Kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư có thể được lập và phê duyệt riêng hoặc được xác định trong kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương và phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh và thông báo đến khu dân cư, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà chung cư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.