Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là ai? Chủ sở hữu được trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho người khác không?
- Trong văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Việt Nam có ghi nhận tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý không?
- Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là ai? Chủ sở hữu được trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho người khác không?
- Ai có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam? Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được quy định ra sao?
Trong văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Việt Nam có ghi nhận tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý không?
Tại khoản 22 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 và điểm d khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 giải thích về chỉ dẫn địa lý như sau:
22. Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia cụ thể.
Dẫn chiếu đến Điều 92 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định như sau:
Văn bằng bảo hộ
1. Văn bằng bảo hộ ghi nhận chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu (sau đây gọi là chủ văn bằng bảo hộ); tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; đối tượng, phạm vi và thời hạn bảo hộ.
2. Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý ghi nhận tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tính chất đặc thù về điều kiện địa lý và khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý.
Theo quy định này thì văn bản bảo hộ chỉ dẫn địa lý bao gồm cả văn bản bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Việt Nam sẽ phải ghi nhận tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.
Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là ai? Chủ sở hữu được trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho người khác không? (hình từ internet)
Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là ai? Chủ sở hữu được trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho người khác không?
Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp được quy định tại Điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi điểm b khoản 45 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 như sau:
Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp
...
2. Chủ sở hữu tên thương mại là tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên thương mại đó trong hoạt động kinh doanh.
3. Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
4. Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước.
Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường. Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.
Chính phủ quy định chi tiết việc thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý.
Theo quy định này thì chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước. Cũng theo quy định này thì chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý được trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.
Ai có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam? Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được quy định ra sao?
Tại Điều 88 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định như sau:
Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý
1. Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước. Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài là chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật của nước xuất xứ có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý đó tại Việt Nam.
Theo đó, quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam sẽ do Nhà nước thực hiện.
Ngoài ra, Nhà nước còn có quyền cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý.
Lưu ý: Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.