Chủ rừng hút thuốc trong rừng sản xuất gây cháy thì bị xử lý hành chính như thế nào? Chủ rừng có bị xử lý hình sự không?

Cho em hỏi nếu chủ rừng hút thuốc trong rừng (rừng này là rừng sản xuất) mà gây cháy thì bị xử lý hành chính bao nhiêu tiền vậy ạ? Và nếu chủ rừng hút thuốc trong rừng như vậy gây cháy có bị xử lý hình sự hay không? Câu hỏi của bạn L.M.D (Tây Ninh).

Chủ rừng hút thuốc trong rừng sản xuất gây cháy thì bị xử lý hành chính như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 35/2019/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 07/2022/NĐ-CP về các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng gây cháy rừng sản xuất.

Kèm theo đó là quy định tại Điều 19 Luật phòng cháy và chữa cháy 2001, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 11 Điều 1 Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013, hành vi hút thuốc trong rừng sản xuất gây cháy có thể bị xử phạt như sau:

- Rừng sản xuất có diện tích dưới 400 m2: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000.

- Rừng sản xuất có diện tích từ 400 m2 đến dưới 600 m2: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

- Rừng sản xuất có diện tích từ 600 m2 đến dưới 800 m2: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

- Rừng sản xuất có diện tích từ 800 m2 đến dưới 1.000 m2: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.00 đồng

- Rừng sản xuất có diện tích từ 1.000 m2 đến dưới 1.500 m2: Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng

- Rừng sản xuất có diện tích từ 1.500 m2 đến dưới 2.500 m2: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng

- Rừng sản xuất có diện tích từ 2.500 m2 đến dưới 3.500 m2: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng

- Rừng sản xuất có diện tích từ 3.500 m2 đến dưới 5.000 m2: Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng

Đồng thời người vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này.

Như vậy, căn cứ vào diện tích rừng sản xuất bị thiệt hại bởi hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng gây cháy rừng sản xuất (hút thuốc trong rừng không đảm bảo quy định về phòng cháy chữa cháy rừng) để áp dụng mức xử phạt phù hợp với từng mức độ khác nhau.

Chủ rừng hút thuốc trong rừng gây cháy thì bị xử lý hành chính như thế nào? Chủ rừng hút thuốc trong rừng gây cháy có bị xử lý hình sự không?

Chủ rừng hút thuốc trong rừng sản xuất gây cháy thì bị xử lý hành chính như thế nào? Chủ rừng hút thuốc trong rừng gây cháy có bị xử lý hình sự không? (Hình từ Internet)

Chủ rừng hút thuốc trong rừng sản xuất gây cháy có bị xử lý hình sự không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 243 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 63 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tội hủy hoại rừng như sau:

1. Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ 30.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2);
b) Rừng sản xuất có diện tích từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2);
c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 3.000 mét vuông (m2) đến dưới 7.000 mét vuông (m2);
d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 1.000 mét vuông (m2) đến dưới 3.000 mét vuông (m2);
đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích;
e) Thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng; thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
g) Diện tích rừng hoặc trị giá lâm sản dưới mức quy định tại một trong các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
...
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
...
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
...

Theo đó, đối với hành vi gây cháy rừng do vi phạm các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng có thể được xem là tội hủy hoại rừng và người có hành vi vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Bên cạnh đó, mức phạt tù cao nhất là 15 năm đối với tội này.

Mức hình phạt cao nhất đối với cá nhân phạm tội hút thuốc trong rừng sản xuất mà gây cháy (hủy hoại rừng) có lên đến 15 năm tù. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội này, mức hình phạt cao nhất là bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Cháy rừng sản xuất do chủ rừng hút thuốc có được xem là thiên tai hay không?

Theo đó, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống thiên tai 2013, được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 như sau:

1. Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.

Theo đó, pháp luật có quy định về những hiện tượng tự nhiên được gọi là thiên tai tuy nhiên chỉ quy định về cháy rừng do tự nhiên thì được xem là thiên tai.

Như vậy, cháy rừng do chủ rừng hút thuốc là do cá nhân tự gây ra không có yếu tố tự nhiên. Vì vậy cháy rừng do chủ rừng hút thuốc không thể xem là thiên tai.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

776 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào