Chủ rừng đặc dụng muốn phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí thì phải xây dựng đề án như thế nào?
- Chủ rừng đặc dụng muốn phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí thì phải xây dựng đề án như thế nào?
- Việc thẩm định, phê duyệt đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng của chủ rừng được thực hiện theo quy trình ra sao?
- Sau khi đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng được phê duyệt, chủ rừng có trách nhiệm như thế nào?
Chủ rừng đặc dụng muốn phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí thì phải xây dựng đề án như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng
1. Chủ rừng xây dựng đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phù hợp với phương án quản lý rừng bền vững được duyệt. Nội dung chủ yếu của đề án bao gồm:
a) Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên; tài nguyên du lịch và các loại sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
b) Thuyết minh chi tiết phương án phát triển các tuyến, địa điểm tổ chức du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bao gồm: vị trí, diện tích, hiện hạng, mục đích, thời gian và phương thức tổ chức thực hiện;
c) Địa điểm, quy mô xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
d) Các giải pháp bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường;
đ) Tổ chức giám sát hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
e) Các loại bản đồ tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 theo hệ quy chiếu VN2000 gồm: Bản đồ hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, du lịch của khu rừng đặc dụng; bản đồ quy hoạch các tuyến, điểm du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, tổ chức không gian kiến trúc và hạ tầng du lịch của khu rừng đặc dụng.
...
Như vậy, theo quy định trên, chủ rừng đặc dụng muốn phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng thì phải xây dựng đề án phù hợp với phương án quản lý rừng bền vững được duyệt.
Việc xây dựng đề án gồm có những nội dung chủ yếu sau đây:
(1) Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên; tài nguyên du lịch và các loại sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
(2) Thuyết minh chi tiết phương án phát triển các tuyến, địa điểm tổ chức du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bao gồm: vị trí, diện tích, hiện hạng, mục đích, thời gian và phương thức tổ chức thực hiện;
(3) Địa điểm, quy mô xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
(4) Các giải pháp bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường;
(5) Tổ chức giám sát hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
(6) Các loại bản đồ tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 theo hệ quy chiếu VN2000 gồm: Bản đồ hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, du lịch của khu rừng đặc dụng; bản đồ quy hoạch các tuyến, điểm du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, tổ chức không gian kiến trúc và hạ tầng du lịch của khu rừng đặc dụng.
Chủ rừng đặc dụng muốn phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí thì phải xây dựng đề án như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc thẩm định, phê duyệt đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng của chủ rừng được thực hiện theo quy trình ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 156/2018/NĐ-CP, việc thẩm định, phê duyệt đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng của chủ rừng được thực hiện theo quy trình sau đây:
Bước 1: Chủ rừng gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính 02 bộ hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý, hoặc Tổng cục Lâm nghiệp đối với khu rừng đặc dụng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.
Hồ sơ bao gồm:
- Tờ trình của chủ rừng (bản chính);
- Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí quy định tại khoản 1 Điều này (bản chính).
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho chủ rừng để hoàn thiện;
Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tại điểm a khoản này tổ chức lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan;
Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoàn thành tổ chức thẩm định hồ sơ đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ do cơ quan tiếp nhận hồ sơ tại điểm a khoản này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
Sau khi đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng được phê duyệt, chủ rừng có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 14 Nghị định 156/2018/NĐ-CP, sau khi đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng được phê duyệt, chủ rừng có trách nhiệm như sau:
- Chủ trì, phối hợp với tổ chức, cá nhân lập dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo phương thức tự tổ chức, liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng phù hợp với đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được phê duyệt.
Việc lập dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải tuân thủ các quy định của Luật Lâm nghiệp và các quy định của pháp luật khác liên quan;
- Chủ rừng có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.