Chủ nhà trọ có bắt buộc phải xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ hay không?
Cho thuê nhà trọ, chủ nhà trọ có phải đăng ký kinh doanh hay không?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, một số từ ngữ được hiểu như sau:
1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
...
Theo quy định trên, cơ sở cho thuê nhà trọ của anh là hoạt động thương mại không thuộc các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh.
Do vậy, khi chủ nhà trọ là anh cho thuê trọ, anh phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Chủ nhà trọ có bắt buộc phải xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ hay không? (Hình từ Internet)
Chủ nhà trọ có phải lập phương án phòng cháy chữa cháy hay không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP về điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh nhà trọ như sau:
Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở
...
2. Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
a) Các điều kiện quy định tại các điểm a, c và điểm d khoản 1 Điều này; trường hợp cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V Nghị định này phải có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;
b) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
c) Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy. Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 33 Nghị định này.
...
Căn cứ theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP, nếu nhà trọ của anh cao dưới 3 tầng và có tổng khối tích dưới 1.000 m3 thì do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý, cần phải đáp ứng điều kiện tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở
1. Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
...
c) Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
...
Như vậy, chủ nhà trọ là anh phải lập phương án phòng cháy chữa cháy và được cấp có thẩm quyền phê duyệt nếu nhà trọ của anh cao dưới 3 tầng và có tổng khối tích dưới 1.000 m3.
Chủ nhà trọ có phải lập phương án cứu nạn cứu hộ hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 83/2017/NĐ-CP về xây dựng, thực tập, diễn tập phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy
Xây dựng, thực tập, diễn tập phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy
...
3. Trách nhiệm xây dựng phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo xây dựng phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý của mình trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này (phương án cứu nạn, cứu hộ cơ sở);
...
Theo quy định trên, người người đứng đầu cơ sở kinh doanh nhà trọ có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng phương án cứu hộ, cứu nạn đối với việc kinh doanh nhà trọ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.