Chủ dự án không thể tự trồng rừng thay thế do chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thì phải làm thế nào?
- Khi thực hiện trồng rừng thay thế do chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thì cần đảm bảo diện tích rừng được trồng lại như thế nào?
- Chủ dự án không thể tự trồng rừng thay thế do chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thì phải làm thế nào?
- Hồ sơ đề nghị nộp tiền trồng rừng thay thế gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần có những giấy tờ gì?
Khi thực hiện trồng rừng thay thế do chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thì cần đảm bảo diện tích rừng được trồng lại như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Thông tư 25/2022/TT-BNNPTNT quy định về diện tích rừng được trồng lại như sau:
Quy định chung
1. Trồng rừng thay thế là việc trồng rừng mới trên diện tích đất chưa có rừng được quy hoạch cho rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất hoặc trồng lại rừng trên diện tích rừng trông không thành rừng đã hoàn thành việc thanh lý rừng trong khi thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định của pháp luật, cụ thể:
a) Trường hợp tự trồng rừng thay thế: Chủ dự án thực hiện trồng rừng trên diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất;
b) Trường hợp không tự trồng rừng thay thế: Thực hiện trồng rừng trên đất chưa có rừng quy hoạch cho rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; trồng rừng sản xuất trên đất chưa có rừng do Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ, đơn vị vũ trang quản lý; trồng lại rừng trên diện tích rừng trồng đặc dụng, rừng trồng phòng hộ không thành rừng đã hoàn thành việc thanh lý rừng trồng theo quy định của pháp luật. Ưu tiên trồng rừng trên diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho rừng ven biển và rừng biên giới.
2. Diện tích rừng phải trồng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thực hiện theo quy định tại Điều 21 Luật Lâm nghiệp.
...
Dẫn chiếu khoản 1 Điều 21 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về diện tích rừng trồng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng khác như sau:
Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
1. Chủ dự án được giao đất, thuê đất có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải trồng rừng thay thế bằng diện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng đối với rừng trồng, bằng ba lần diện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng đối với rừng tự nhiên.
...
Theo đó, khi thực hiện trổng rừng thay thế do chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thì chủ dự án cần đảm bảo diện tích rừng trồng thay thế phải bằng diện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng đối với rừng trồng, bằng ba lần diện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng đối với rừng tự nhiên.
Khi thực hiện trồng rừng thay thế do chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thì cần đảm bảo diện tích rừng được trồng lại như thế nào? (Hình từ Internet)
Chủ dự án không thể tự trồng rừng thay thế do chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thì phải làm thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 25/2022/TT-BNNPTNT có quy định về việc chủ dự án không tự trồng rừng thay thế như sau:
Chủ dự án không tự trồng rừng thay thế
1. Chủ dự án nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị nộp tiền trồng rừng thay thế trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác. Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
...
Bên cạnh đó, tại Điều 21 Luật Lâm nghiệp 2017 có quy định như sau:
Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
...
2. Chủ dự án quy định tại khoản 1 Điều này tự trồng rừng thay thế phải xây dựng phương án trồng rừng thay thế trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Trường hợp chủ dự án không tự trồng rừng thay thế thì nộp tiền vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh.
3. Số tiền nộp vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh bằng diện tích rừng phải trồng thay thế quy định tại khoản 1 Điều này nhân với đơn giá cho 01 ha rừng trồng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sử dụng tiền đã nộp vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh để tổ chức trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh
...
Từ các quy định trên thì trường hợp chủ dự án không tự trồng rừng thay thế thì phải nộp tiền vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh.
Số tiền nộp vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh bằng diện tích rừng phải trồng thay thế nhân với đơn giá cho 01 ha rừng trồng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sử dụng tiền đã nộp vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh để tổ chức trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh.
Chủ dự án nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị nộp tiền trồng rừng thay thế trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác.
Hồ sơ đề nghị nộp tiền trồng rừng thay thế gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần có những giấy tờ gì?
Theo Điều 4 Thông tư 25/2022/TT-BNNPTNT thì hồ sơ đề nghị nộp tiền trồng rừng thay thế gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần có những giấy tờ sau:
(1) Bản chính văn bản đề nghị chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 25/2022/TT-BNNPTNT; TẢI VỀ
(2) Bản sao văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;
(3) Bản sao các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.