Chủ doanh nghiệp tư nhân không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì sẽ bị xử phạt thế nào?
- Khi doanh nghiệp tư nhân mất khả năng thanh toán thì ai có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?
- Chủ doanh nghiệp tư nhân không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì sẽ bị xử phạt thế nào?
- Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản có quyền xử phạt chủ doanh nghiệp tư nhân không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không?
Khi doanh nghiệp tư nhân mất khả năng thanh toán thì ai có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Luật Phá sản 2014 về người có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản như sau:
Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
...
4. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
...
Theo quy định trên, khi doanh nghiệp tư nhân mất khả năng thanh toán thì chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Tải về mẫu đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mới nhất 2023: Tại Đây
Chủ doanh nghiệp tư nhân không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì sẽ bị xử phạt thế nào?
(Hình từ Internet)
Chủ doanh nghiệp tư nhân không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì sẽ bị xử phạt thế nào?
Theo quy định tại Điều 67 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ nộp đơn như sau:
Hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ nộp đơn
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ tịch hội đồng quản trị của công ty cổ phần, chủ tịch hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
Theo đó, chủ doanh nghiệp tư nhân không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản có quyền xử phạt chủ doanh nghiệp tư nhân không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không?
Căn cứ khoản 5 Điều 88 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Tòa án các cấp như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
...
5. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Tòa án các cấp:
a) Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 66, 67, 69 và 71; khoản 1 Điều 73; các Điều 75, 76 và 77 Nghị định này;
b) Chánh án Tòa án cấp huyện xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 66, 67, 69 và 71; khoản 1 Điều 73; khoản 1 Điều 75; Điều 76 và Điều 77 Nghị định này;
c) Chánh án Tòa án cấp tỉnh xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 56, 57, 66, 67, 69, 71, 72, 73, 75, 76 và 77; điểm s khoản 2 và điểm s khoản 3 Điều 81 Nghị định này.
Theo khoản 1 Điều 87 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về quyền của Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Toà án
1. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và điểm i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính; điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
...
Như vậy, chủ doanh nghiệp tư nhân không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 3.000.000 đồng nên Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản có quyền xử phạt chủ doanh nghiệp tư nhân này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.