Chủ đầu tư thực hiện việc báo cáo công tác giám sát đánh giá đầu tư công thuộc Bộ Quốc phòng như thế nào?
Chủ đầu tư có trách nhiệm gì trong công tác giám sát dự án đầu tư thuộc Bộ Quốc phòng?
Theo Điều 19 Thông tư 99/2017/TT-BQP quy định về trách nhiệm trong công tác giám sát dự án đầu tư như sau:
Trách nhiệm trong công tác giám sát dự án đầu tư
1. Đối với công tác theo dõi: Chủ đầu tư tự tổ chức thực hiện theo dõi toàn bộ quá trình thực hiện dự án theo nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 21 Thông tư này và các chỉ tiêu đã được người quyết định đầu tư phê duyệt để bảo đảm mục tiêu và hiệu quả đầu tư.
2. Đối với công tác kiểm tra: Chủ đầu tư tự tổ chức thực hiện kiểm tra toàn bộ quá trình thực hiện dự án theo nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 21 của Thông tư này và các chỉ tiêu đã được người quyết định đầu tư phê duyệt để bảo đảm mục tiêu và hiệu quả đầu tư của dự án.
Chủ đầu tư phải xây dựng, phê duyệt khung giám sát trước khi thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Điều 28 Thông tư này và phải cung cấp các loại tài liệu hợp lệ làm cơ sở cho việc giám sát dự án đầu tư.
Theo đó, trong công tác giám sát dự án đầu tư thuộc Bộ Quốc phòng, chủ đầu tư có những trách nhiệm như sau:
- Đối với công tác theo dõi: Chủ đầu tư tự tổ chức thực hiện theo dõi toàn bộ quá trình thực hiện dự án theo nội dung quy định tại khoản 1 Điều 21 Thông tư 99/2017/TT-BQP và các chỉ tiêu đã được người quyết định đầu tư phê duyệt để bảo đảm mục tiêu và hiệu quả đầu tư.
- Đối với công tác kiểm tra: Chủ đầu tư tự tổ chức thực hiện kiểm tra toàn bộ quá trình thực hiện dự án theo nội dung quy định tại khoản 1 Điều 21 Thông tư 99/2017/TT-BQP và các chỉ tiêu đã được người quyết định đầu tư phê duyệt để bảo đảm mục tiêu và hiệu quả đầu tư của dự án.
Chủ đầu tư phải xây dựng, phê duyệt khung giám sát trước khi thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Điều 28 Thông tư 99/2017/TT-BQP và phải cung cấp các loại tài liệu hợp lệ làm cơ sở cho việc giám sát dự án đầu tư.
Bộ Quốc phòng (Hình từ Internet)
Trong công tác đánh giá dự án đầu tư thuộc Bộ Quốc phòng, chủ đầu tư có những trách nhiệm gì?
Theo Điều 20 Thông tư 99/2017/TT-BQP quy định về trách nhiệm trong công tác đánh giá dự án đầu tư như sau:
Trách nhiệm trong công tác đánh giá dự án đầu tư
Chủ đầu tư phải tổ chức thực hiện đánh giá ban đầu, giữa kỳ và kết thúc dự án đầu tư theo quy định tại Điều 81 Luật Đầu tư công.
Trường hợp chủ đầu tư đồng thời là chủ sử dụng phải tổ chức đánh giá tác động khi được người quyết định đầu tư giao. Nội dung đánh giá tác động thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 81 Luật Đầu tư công.
Chủ đầu tư phải cung cấp các loại tài liệu hợp lệ làm cơ sở cho việc đánh giá dự án đầu tư khi có yêu cầu của Bộ Quốc phòng, người quyết định đầu tư, người được ủy quyền quyết định đầu tư, cơ quan giám sát, đánh giá đầu tư của Bộ Quốc phòng, cơ quan giám sát, đánh giá đầu tư của đơn vị đầu mối theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, chủ đầu tư phải tổ chức thực hiện đánh giá ban đầu, giữa kỳ và kết thúc dự án đầu tư theo quy định tại Điều 73 Luật Đầu tư công 2019.
Trường hợp chủ đầu tư đồng thời là chủ sử dụng phải tổ chức đánh giá tác động khi được người quyết định đầu tư giao. Nội dung đánh giá tác động thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 73 Luật Đầu tư công 2019.
Chủ đầu tư phải cung cấp các loại tài liệu hợp lệ làm cơ sở cho việc đánh giá dự án đầu tư khi có yêu cầu của Bộ Quốc phòng, người quyết định đầu tư, người được ủy quyền quyết định đầu tư, cơ quan giám sát, đánh giá đầu tư của Bộ Quốc phòng, cơ quan giám sát, đánh giá đầu tư của đơn vị đầu mối theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 99/2017/TT-BQP.
Chủ đầu tư thực hiện việc báo cáo công tác giám sát đánh giá đầu tư công thuộc Bộ Quốc phòng như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 99/2017/TT-BQP quy định như sau:
Chế độ báo cáo
1. Chủ đầu tư phải lập, gửi cơ quan giám sát đánh giá đầu tư công của Bộ Quốc phòng và đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng các loại báo cáo sau: Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ (3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và năm); trước khi khởi công dự án; trước khi điều chỉnh dự án; trước khi kết thúc dự án được giao quản lý, thực hiện.
2. Đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án thuộc chương trình mục tiêu cấp nhà nước, chủ đầu tư thực hiện chế độ Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi khởi công dự án, trước khi điều chỉnh dự án, trước khi kết thúc dự án và định kỳ 6 tháng, năm; chủ đầu tư phải gửi các báo cáo trên tới các cơ quan theo quy định tại Khoản 1 Điều này, đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
3. Trường hợp chủ đầu tư đồng thời là chủ sử dụng dự án, đồng thời phải thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 23 Thông tư này.
- Chủ đầu tư phải lập, gửi cơ quan giám sát đánh giá đầu tư công của Bộ Quốc phòng và đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng các loại báo cáo sau:
+ Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ (3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và năm);
+ Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi khởi công dự án;
+ Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án;
+ Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi kết thúc dự án được giao quản lý, thực hiện.
- Đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án thuộc chương trình mục tiêu cấp nhà nước, chủ đầu tư thực hiện chế độ Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi khởi công dự án, trước khi điều chỉnh dự án, trước khi kết thúc dự án và định kỳ 6 tháng, năm.
Chủ đầu tư phải gửi các báo cáo trên tới Bộ Quốc phòng và đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng, đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
- Trường hợp chủ đầu tư đồng thời là chủ sử dụng dự án phải thực hiện công tác báo cáo như sau:
+ Báo cáo năm: Tình hình khai thác, vận hành dự án đầu tư từ khi đưa vào khai thác vận hành đến khi có Báo cáo đánh giá tác động.
+ Báo cáo đánh giá tác động dự án đầu tư được thực hiện vào thời điểm thích hợp sau năm thứ 3 kể từ khi đưa dự án vào vận hành. Nội dung báo cáo thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 73 Luật Đầu tư công 2019.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.