Chủ đầu tư dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước muốn trực tiếp quản lý dự án thì cần đáp ứng điều kiện gì?
- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có quyền quyết định đầu tư đối với các dự án ứng dụng công nghệ thông tin nào?
- Cơ quan nào làm chủ đầu tư đối với dự án ứng dụng công nghệ thông tin có mức vốn đầu tư từ 3 tỷ đồng trở lên?
- Chủ đầu tư dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước muốn trực tiếp quản lý dự án thì cần đáp ứng điều kiện gì?
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có quyền quyết định đầu tư đối với các dự án ứng dụng công nghệ thông tin nào?
Căn cứ Điều 4 Quy định về quản lý và thực hiện đầu tư đối với các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1374/QĐ-NHNN năm 2015 quy định về thẩm quyền quyết định đầu tư dự án ứng dụng công nghệ thông tin như sau:
Thẩm quyền quyết định đầu tư dự án ứng dụng CNTT
1. Thống đốc NHNN quyết định đầu tư các dự án ứng dụng CNTT nhóm A, B, C đã có trong kế hoạch ứng dụng CNTT được duyệt hoặc đã có quyết định chủ trương đầu tư, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Thống đốc NHNN ủy quyền cho Vụ trưởng Vụ TCKT quyết định đầu tư các dự án nhóm C có mức vốn đầu tư dưới 3 tỷ đồng đã có trong kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin được duyệt hoặc đã có quyết định chủ trương đầu tư.
3. Người ủy quyền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự ủy quyền của mình. Người được ủy quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật và người ủy quyền.
Như vậy, theo quy định, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có quyền quyết định đầu tư đối với các dự án ứng dụng công nghệ thông tin nhóm A, B, C đã có trong kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin được duyệt hoặc đã có quyết định chủ trương đầu tư.
Trừ trường hợp Thống đốc ủy quyền cho Vụ trưởng Vụ Tài chính - Kế toán quyết định đầu tư các dự án nhóm C có mức vốn đầu tư dưới 3 tỷ đồng.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có quyền quyết định đầu tư đối với các dự án ứng dụng công nghệ thông tin nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào làm chủ đầu tư đối với dự án ứng dụng công nghệ thông tin có mức vốn đầu tư từ 3 tỷ đồng trở lên?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Quy định về quản lý và thực hiện đầu tư đối với các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1374/QĐ-NHNN năm 2015 quy định về chủ đầu tư dự án ứng dụng công nghệ thông tin như sau:
Chủ đầu tư dự án ứng dụng CNTT
Chủ đầu tư dự án ứng dụng CNTT được xác định như sau:
1. NHNN làm Chủ đầu tư đối với dự án có mức vốn đầu tư từ 3 tỷ đồng trở lên.
2. Đơn vị làm Chủ đầu tư đối với dự án có mức vốn đầu tư dưới 3 tỷ đồng mà sản phẩm của dự án do chính đơn vị quản lý, sử dụng khi có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 6 Quy định này.
3. Cục CNTH làm Chủ đầu tư đối với các dự án có mức vốn đầu tư dưới 3 tỷ đồng mà sản phẩm của dự án được trang cấp cho nhiều đơn vị quản lý, sử dụng.
4. Trong trường hợp không xác định được Chủ đầu tư thuộc 1 trong 3 đối tượng trên, Thống đốc NHNN giao cho một đơn vị có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 6 Quy định này làm Chủ đầu tư.
Như vậy, theo quy định, Ngân hàng Nhà nước làm chủ đầu tư đối với dự án ứng dụng công nghệ thông tin có mức vốn đầu tư từ 3 tỷ đồng trở lên.
Chủ đầu tư dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước muốn trực tiếp quản lý dự án thì cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Quy định về quản lý và thực hiện đầu tư đối với các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1374/QĐ-NHNN năm 2015 quy định về điều kiện năng lực, nhiệm vụ của Chủ đầu tư như sau:
Điều kiện năng lực, nhiệm vụ của Chủ đầu tư
1. Trường hợp Chủ đầu tư dự án trực tiếp quản lý dự án, Chủ đầu tư phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đối với dự án có tổng mức đầu tư trên 20 tỷ đồng:
- Có kinh nghiệm quản lý, triển khai thành công ít nhất 01 dự án tương tự về quy mô hoặc ít nhất 03 dự án trong đó mỗi dự án có tổng mức đầu tư tối thiểu bằng một phần hai tổng mức đầu tư của dự án sẽ triển khai;
- Có ít nhất 10 người có trình độ đại học chuyên ngành CNTT trở lên.
b) Đối với dự án có tổng mức đầu tư trên 3 tỷ đồng đến 20 tỷ đồng:
- Có kinh nghiệm quản lý, triển khai thành công ít nhất 01 dự án tương tự về quy mô hoặc ít nhất 03 dự án trong đó mỗi dự án có tổng mức đầu tư tối thiểu bằng một phần hai tổng mức đầu tư của dự án sẽ triển khai;
- Có ít nhất 05 người có trình độ đại học chuyên ngành CNTT trở lên.
c) Đối với dự án có tổng mức đầu tư từ 3 tỷ đồng trở xuống, phải có ít nhất 01 người có trình độ đại học chuyên ngành CNTT trở lên.
2. Trường hợp Chủ đầu tư dự án không trực tiếp quản lý dự án do không đủ điều kiện năng lực, Chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 64 Nghị định số 102/2009/NĐ-CP.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp chủ đầu tư dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước muốn trực tiếp quản lý dự án thì phải đáp ứng các điều kiện sau:
(1) Đối với dự án có tổng mức đầu tư trên 20 tỷ đồng:
- Có kinh nghiệm quản lý, triển khai thành công ít nhất 01 dự án tương tự về quy mô hoặc ít nhất 03 dự án trong đó mỗi dự án có tổng mức đầu tư tối thiểu bằng một phần hai tổng mức đầu tư của dự án sẽ triển khai;
- Có ít nhất 10 người có trình độ đại học chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên.
(2) Đối với dự án có tổng mức đầu tư trên 3 tỷ đồng đến 20 tỷ đồng:
- Có kinh nghiệm quản lý, triển khai thành công ít nhất 01 dự án tương tự về quy mô hoặc ít nhất 03 dự án trong đó mỗi dự án có tổng mức đầu tư tối thiểu bằng một phần hai tổng mức đầu tư của dự án sẽ triển khai;
- Có ít nhất 05 người có trình độ đại học chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên.
(3) Đối với dự án có tổng mức đầu tư từ 3 tỷ đồng trở xuống:
- Có ít nhất 01 người có trình độ đại học chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.