Chủ đầu tư dự án bảo vệ môi trường được Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam xóa nợ trong trường hợp nào?
- Chủ đầu tư dự án bảo vệ môi trường được Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam xóa nợ trong trường hợp nào?
- Hồ sơ xử lý rủi ro đối với trường hợp Chủ đầu tư dự án bảo vệ môi trường được Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam xóa nợ gồm những gì?
- Ai có thẩm quyền quyết định xóa nợ gốc cho Chủ đầu tư dự án bảo vệ môi trường?
Chủ đầu tư dự án bảo vệ môi trường được Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam xóa nợ trong trường hợp nào?
Trường hợp Chủ đầu tư dự án bảo vệ môi trường được Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam xóa nợ được quy định tại khoản 1 Điều 21 Thông tư 03/2017/TT-BTNMT như sau:
Xử lý rủi ro
1. Biện pháp xử lý rủi ro
...
d) Xóa nợ: Chủ đầu tư được xóa nợ khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Chủ đầu tư vay vốn bị rủi ro do các nguyên nhân quy định tại Điểm c, khoản 1 Điều này nhưng sau khi đã hết thời gian khoanh nợ (kể cả trường hợp được khoanh nợ bổ sung) mà vẫn không có khả năng trả nợ. Quỹ BVMTVN đã áp dụng các biện pháp tận thu mọi nguồn có khả năng thanh toán;
- Chủ đầu tư vay vốn có quyết định giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật mà không còn pháp nhân, không còn vốn, tài sản để trả nợ cho Quỹ BVMTVN và Quỹ BVMTVN đã áp dụng các biện pháp tận thu mọi nguồn có khả năng thanh toán;
- Cá nhân bị chết, mất tích.
2. Hồ sơ xử lý rủi ro đối với trường hợp điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. Chủ đầu tư gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Quỹ BVMTVN đơn đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ nêu rõ nguyên nhân không có khả năng trả nợ đúng thời hạn; khả năng trả nợ; thời gian đề nghị điều chỉnh.
...
Như vậy, theo quy định, Chủ đầu tư dự án bảo vệ môi trường được Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam xóa nợ trong các trường hợp sau đây:
(1) Chủ đầu tư vay vốn bị rủi ro do các nguyên nhân quy định tại điểm c khoản 1 Điều 21 Thông tư 03/2017/TT-BTNMT nhưng sau khi đã hết thời gian khoanh nợ (kể cả trường hợp được khoanh nợ bổ sung) mà vẫn không có khả năng trả nợ.
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đã áp dụng các biện pháp tận thu mọi nguồn có khả năng thanh toán;
(2) Chủ đầu tư vay vốn có quyết định giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật mà không còn pháp nhân, không còn vốn, tài sản để trả nợ cho Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam và Quỹ đã áp dụng các biện pháp tận thu mọi nguồn có khả năng thanh toán;
(3) Cá nhân bị chết, mất tích.
Chủ đầu tư dự án bảo vệ môi trường được Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam xóa nợ trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ xử lý rủi ro đối với trường hợp Chủ đầu tư dự án bảo vệ môi trường được Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam xóa nợ gồm những gì?
Hồ sơ xử lý rủi ro đối với trường hợp xóa nợ được quy định tại khoản 4 Điều 21 Thông tư 03/2017/TT-BTNMT như sau:
Xử lý rủi ro
...
4. Hồ sơ xử lý rủi ro đối với trường hợp xóa nợ
Chủ đầu tư gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Quỹ BVMTVN 01 bộ hồ sơ gồm:
a) 01 đơn đề nghị xóa nợ nêu rõ nguyên nhân dẫn đến rủi ro không trả được nợ; mức độ thiệt hại về vốn và tài sản; khả năng trả nợ; số tiền gốc và lãi đang còn nợ Quỹ BVMTVN; số tiền gốc và lãi xin xóa nợ.
b) 01 Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tuyên bố của Tòa án và các văn bản liên quan đến việc thanh lý tài sản đối với trường hợp người vay là pháp nhân, tổ chức kinh tế đã phá sản, giải thể;
c) 01 bản sao được chứng thực giấy chứng tử, giấy xác nhận hoặc quyết định tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật đối với trường hợp Chủ đầu tư là cá nhân bị chết, mất tích;
d) Các giấy tờ liên quan khác (nếu có).
5. Thẩm quyền và trách nhiệm xử lý rủi ro
a) Giám đốc Quỹ BVMTVN xem xét quyết định việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ;
b) Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ BVMTVN quyết định khoanh nợ; miễn, giảm lãi tiền vay.
...
Như vậy, theo quy định, hồ sơ xử lý rủi ro đối với trường hợp Chủ đầu tư dự án bảo vệ môi trường được Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam xóa nợ gồm:
(1) 01 đơn đề nghị xóa nợ, trong đó nêu rõ:
- Nguyên nhân dẫn đến rủi ro không trả được nợ;
- Mức độ thiệt hại về vốn và tài sản;
- Khả năng trả nợ;
- Số tiền gốc và lãi đang còn nợ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam;
- Số tiền gốc và lãi xin xóa nợ.
(2) 01 Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tuyên bố của Tòa án và các văn bản liên quan đến việc thanh lý tài sản đối với trường hợp người vay là pháp nhân, tổ chức kinh tế đã phá sản, giải thể;
(3) 01 bản sao được chứng thực giấy chứng tử, giấy xác nhận hoặc quyết định tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật đối với trường hợp Chủ đầu tư là cá nhân bị chết, mất tích;
(4) Các giấy tờ liên quan khác (nếu có).
Ai có thẩm quyền quyết định xóa nợ gốc cho Chủ đầu tư dự án bảo vệ môi trường?
Thẩm quyền quyết định xóa nợ được quy định tại khoản 5 Điều 21 Thông tư 03/2017/TT-BTNMT như sau:
Xử lý rủi ro
...
5. Thẩm quyền và trách nhiệm xử lý rủi ro
a) Giám đốc Quỹ BVMTVN xem xét quyết định việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ;
b) Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ BVMTVN quyết định khoanh nợ; miễn, giảm lãi tiền vay.
c) Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ BVMTVN trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định xóa nợ gốc đối với trường hợp quy mô của đợt xóa nợ không vượt quá Quỹ dự phòng rủi ro tại Quỹ BVMTVN;
d) Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ BVMTVN trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xóa nợ gốc cho Chủ đầu tư khi quy mô của đợt xóa nợ vượt quá quỹ dự phòng rủi ro tại Quỹ BVMTVN theo quy định của pháp luật.
Như vậy, thẩm quyền quyết định xóa nợ gốc cho Chủ đầu tư dự án bảo vệ môi trường được quy định cụ thể như sau:
(1) Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định xóa nợ gốc đối với trường hợp quy mô của đợt xóa nợ không vượt quá Quỹ dự phòng rủi ro tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam;
(2) Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xóa nợ gốc cho Chủ đầu tư khi quy mô của đợt xóa nợ vượt quá quỹ dự phòng rủi ro tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.