Chủ biên giáo trình sử dụng chung trình độ trung cấp chuyên nghiệp đáp ứng ít nhất bao nhiêu năm kinh nghiệm giảng dạy?
- Ban biên soạn giáo trình sử dụng chung trình độ trung cấp chuyên nghiệp gồm những ai?
- Chủ biên giáo trình sử dụng chung trình độ trung cấp chuyên nghiệp đáp ứng ít nhất bao nhiêu năm kinh nghiệm giảng dạy?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ biên giáo trình sử dụng chung trình độ trung cấp chuyên nghiệp được quy định như thế nào?
Ban biên soạn giáo trình sử dụng chung trình độ trung cấp chuyên nghiệp gồm những ai?
Theo khoản 1 Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 42/2011/TT-BGDĐT quy định như sau:
Ban biên soạn giáo trình sử dụng chung
1. Việc biên soạn giáo trình sử dụng chung được thực hiện bởi một Ban biên soạn giáo trình sử dụng chung (sau đây gọi tắt là Ban biên soạn) do Bộ trưởng ra quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Đơn vị tổ chức biên soạn giáo trình. Ban biên soạn gồm có Chủ biên và các thành viên.
...
Như vậy, ban biên soạn giáo trình sử dụng chung trình độ trung cấp chuyên nghiệp gồm có Chủ biên giáo trình và các thành viên.
Chủ biên giáo trình
Chủ biên giáo trình sử dụng chung trình độ trung cấp chuyên nghiệp đáp ứng ít nhất bao nhiêu năm kinh nghiệm giảng dạy?
Theo khoản 1 Điều 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 42/2011/TT-BGDĐT quy định Chủ biên giáo trình sử dụng chung trình độ trung cấp chuyên nghiệp quy định như sau:
Tiêu chuẩn của Chủ biên và các thành viên Ban biên soạn
1. Tiêu chuẩn của Chủ biên:
a) Có bằng Thạc sỹ hoặc tương đương trở lên về ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với nội dung chuyên môn của giáo trình dự kiến sẽ được biên soạn;
b) Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong giảng dạy hoặc quản lý, nghiên cứu giáo dục TCCN hoặc giáo dục đại học.
c) Đã là Chủ biên ít nhất một giáo trình cấp trường trở lên hoặc ít nhất đã là thành viên một Ban biên soạn giáo trình cấp trường trở lên và đã chủ trì ít nhất một đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên có liên quan đến nội dung chuyên môn của giáo trình dự kiến sẽ biên soạn.
...
Theo đó, trường hợp bạn thắc mắc Chủ biên giáo trình sử dụng chung trình độ trung cấp chuyên nghiệp có cần đáp ứng tiêu chuẩn sau đây:
- Có bằng Thạc sỹ hoặc tương đương trở lên về ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với nội dung chuyên môn của giáo trình dự kiến sẽ được biên soạn;
- Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong giảng dạy hoặc quản lý, nghiên cứu giáo dục TCCN hoặc giáo dục đại học.
- Đã là Chủ biên ít nhất một giáo trình cấp trường trở lên hoặc ít nhất đã là thành viên một Ban biên soạn giáo trình cấp trường trở lên và đã chủ trì ít nhất một đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên có liên quan đến nội dung chuyên môn của giáo trình dự kiến sẽ biên soạn.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ biên giáo trình sử dụng chung trình độ trung cấp chuyên nghiệp được quy định như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 8 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 42/2011/TT-BGDĐT như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ biên và các thành viên Ban biên soạn
1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ biên:
a) Tổ chức Ban biên soạn thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 7 của Quy định này; phân công các thành viên trong Ban biên soạn thực hiện biên soạn các nội dung phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo và kinh nghiệm của từng thành viên;
b) Đề xuất với Đơn vị tổ chức biên soạn giáo trình về việc tham mưu cho Bộ trưởng thay thế hoặc bổ sung thành viên Ban biên soạn khi cần thiết;
c) Báo cáo với Đơn vị tổ chức biên soạn giáo trình các vấn đề có liên quan đến việc biên soạn đề cương chi tiết, giáo trình sử dụng chung khi có yêu cầu hoặc khi thấy cần thiết;
d) Đảm bảo việc sử dụng kinh phí được cấp liên quan đến việc biên soạn đề cương chi tiết, giáo trình sử dụng chung theo quy định của pháp luật;
đ) Được hưởng các chế độ nhuận bút và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ biên giáo trình sử dụng chung trình độ trung cấp chuyên nghiệp được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.