Cho thuê phòng trọ dạng sleep box thì cá nhân cần đảm bảo điều kiện về phòng cháy chữa cháy như thế nào?
- Cho thuê phòng trọ dạng sleep box thì có phải đăng ký kinh doanh hay không?
- Cho thuê phòng trọ dạng sleep box thì cá nhân cần đảm bảo điều kiện về phòng cháy chữa cháy như thế nào?
- Cho thuê phòng trọ dạng sleep box phải thực hiện thẩm định thiết kế phòng cháy chữa cháy khi có từ bao nhiêu box trở lên?
Cho thuê phòng trọ dạng sleep box thì có phải đăng ký kinh doanh hay không?
Những hoạt động thương mại không cần đăng ký kinh doanh được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, một số từ ngữ được hiểu như sau:
1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
...
Cho thuê phòng trọ dạng sleep box là một hình thức kinh doanh lưu trú và không thuộc bất cứ trường hợp nào được miễn đăng ký kinh doanh nên phải đăng ký giấy phép kinh doanh theo quy định.
Cho thuê phòng trọ dạng sleep box thì cá nhân cần đảm bảo điều kiện về phòng cháy chữa cháy như thế nào? (Hình từ Internet)
Cho thuê phòng trọ dạng sleep box thì cá nhân cần đảm bảo điều kiện về phòng cháy chữa cháy như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì khi kinh doanh cho thuê phòng trọ dạng sleep box cần đảm bảo điều kiện về phòng cháy chữa cháy như sau:
(1) Phòng trọ dạng sleep box phải bố trí hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng bảo đảm an toàn; các chất dễ cháy, nổ phải để xa nguồn lửa, nguồn nhiệt; chuẩn bị các điều kiện, phương tiện để sẵn sàng chữa cháy.
(2) Có nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
(3) Trong tòa nhà phải có giải pháp thoát nạn, ngăn cháy lan, ngăn khói giữa khu vực sinh sống với khu vực sản xuất, kinh doanh.
Các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy vừa nêu phải được thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.
Cá nhân kinh doanh loại hình cho thuê phòng trọ theo dạng sleep box đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy tương ứng với loại hình cơ sở theo quy định tại Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
Cho thuê phòng trọ dạng sleep box phải thực hiện thẩm định thiết kế phòng cháy chữa cháy khi có từ bao nhiêu box trở lên?
Đối tượng thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy được quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau:
Thiết kế và thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
...
3. Đối tượng thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy:
a) Đồ án quy hoạch xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo Luật Quy hoạch;
b) Các dự án, công trình quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm b khoản 5 Điều này;
c) Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại mục 21 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này khi chế tạo mới hoặc hoán cải ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm c khoản 5 Điều này.
...
Dẫn chiếu Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
PHỤ LỤC V
DANH MỤC DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH, PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI THUỘC DIỆN THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
(Kèm theo Nghị định số: 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ)
1. Trụ sở cơ quan nhà nước các cấp cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
2. Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá cao 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà hỗn hợp cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
3. Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non có từ 100 cháu trở lên hoặc có tổng khối tích.
...
Từ các quy định trên thì chủ cơ sở kinh doanh theo mô hình cho thêu phòng trọ sleep box chỉ phải thực hiện thẩm định thiết kế phòng cháy chữa cháy khi cơ sở có từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên phải tiến hành thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý trường hợp chưa đạt được mức quy định phải tiến hành thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy vừa nêu thì chủ cơ sở cũng cần đảm bảo bố trí số lượng box cho phù hợp để đảm bảo an toàn khi có sự cố cháy nổ xảy ra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.