Chính sách Nhà nước hiện nay đối với các quỹ từ thiện có gì thay đổi so với trước đây không? Việc tổ chức quỹ từ thiện được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào theo quy định pháp luật?
Việc tổ chức quỹ từ thiện được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào theo quy định pháp luật?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tổ chức và thành lập quỹ từ thiện như sau:
"Điều 5. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của quỹ
1. Thành lập và hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.
2. Tự nguyện, tự chủ, tự trang trải và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng tài sản của mình.
3. Tổ chức, hoạt động theo quy định của pháp luật và điều lệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
4. Công khai, minh bạch về tổ chức, hoạt động và thu, chi tài chính, tài sản của quỹ.
5 . Không phân chia tài sản."
Việc thành lập quỹ từ thiện không vì mục đích lợi nhuận; mọi thành viên tham gia quỹ từ thiện trên tinh thần tự nguyện, tự chủ, tự trang trải và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng tài sản của mình.
Quỹ tổ chức, hoạt động theo quy định của pháp luật và điều lệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; công khai, minh bạch về tổ chức, hoạt động và thu, chi tài chính, tài sản của quỹ và không được phân chia tài sản quỹ.
Chính sách nhà nước hiện nay đối với các quỹ từ thiện có gì thay đổi so với trước đây không?
Chính sách Nhà nước hiện nay đối với các quỹ từ thiện có gì thay đổi so với trước đây không?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về chính sách của Nhà nước đối với tổ chức quỹ từ thiện như sau:
"Điều 6. Chính sách của Nhà nước đối với quỹ
1. Được Nhà nước tạo điều kiện hoạt động theo đúng quy định của pháp luật và điều lệ của quỹ.
2. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ được Nhà nước giao.
3. Việc đóng góp tài sản của cá nhân, tổ chức vào quỹ được áp dụng các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật."
Theo đó, Nhà nước tạo điều kiện cho quỹ từ thiện hoạt động theo đúng quy định; hỗ trợ kinh phí cho quỹ khi thực hiện các nhiệm vụ mà Nhà nước giao và việc đóng góp tài sản của cá nhân, tổ chức vào quỹ được áp dụng các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Nhìn chung so với quy định trước đây tại Điều 5 Nghị định 30/2012/NĐ-CP không có sự thay đổi.
Quyền hạn của tổ chức quỹ từ thiện trong hoạt động từ thiện gồm những quyền hạn nào?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức quỹ từ thiện như sau:
"Điều 8. Quyền hạn và nghĩa vụ của quỹ
1. Quyền hạn của quỹ:
a) Tổ chức, hoạt động theo pháp luật và điều lệ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận;
b) Vận động quyên góp, tài trợ cho quỹ; tiếp nhận tài sản do các cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước tài trợ, hiến, tặng hoặc bằng các hình thức khác theo đúng mục đích của quỹ và quy định của pháp luật. Tổ chức các hoạt động theo quy định của pháp luật để bảo tồn và tăng trưởng tài sản quỹ;
c) Được thành lập pháp nhân trực thuộc theo quy định của pháp luật;
d) Được quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật;
đ) Quỹ được phối hợp với cá nhân, tổ chức để vận động quyên góp, vận động tài trợ cho quỹ hoặc để triển khai các đề án, dự án cụ thể của quỹ theo quy định của pháp luật;
e) Phối hợp với các địa phương, tổ chức, cá nhân cần sự trợ giúp để xây dựng và thực hiện các đề án tài trợ theo mục đích hoạt động của quỹ.
2. Nghĩa vụ của quỹ:
a) Quỹ hoạt động trong lĩnh vực nào thì phải chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước về ngành, lĩnh vực đó và chỉ được tiếp nhận tài trợ, vận động tài trợ trong phạm vi hoạt động theo điều lệ của quỹ;
b) Thực hiện tài trợ đúng theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức đã ủy quyền phù hợp với mục đích của quỹ;
c) Quỹ được thành lập từ các nguồn tài sản hiến, tặng hoặc theo hợp đồng ủy quyền, di chúc mà không tổ chức quyên góp và nhận tài trợ thì hàng năm phải dành tối thiểu 5% tổng số tài sản để tài trợ cho các chương trình, dự án phù hợp với mục đích hoạt động của quỹ;
d) Lưu trữ và có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ, các chứng từ, tài liệu về tài sản, tài chính của quỹ, nghị quyết, biên bản về các hoạt động của quỹ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
đ) Sử dụng tài sản, tài chính tiết kiệm và hiệu quả theo đúng mục đích của quỹ; nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê theo quy định của pháp luật; phải đăng ký mã số thuế và kê khai thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
e) Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân tài trợ và cộng đồng theo quy định của pháp luật. Có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ quỹ và báo cáo kết quả giải quyết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Hàng năm, quỹ có trách nhiệm công khai các khoản đóng góp trên phương tiện thông tin đại chúng trước ngày 31 tháng 3;
h) Khi thay đổi trụ sở chính hoặc Giám đốc quỹ, quỹ phải báo cáo bằng văn bản với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập quỹ;
i) Hàng năm, quỹ phải báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động và tài chính với cơ quan cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ, cơ quan quản lý nhà nước về tài chính cùng cấp với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập quỹ, cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực hoạt động của quỹ và báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi quỹ đặt trụ sở trước ngày 31 tháng 12;
k) Công bố về việc thành lập quỹ theo quy định tại Điều 22 Nghị định này;
l) Thực hiện các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến tổ chức, hoạt động của quỹ và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và điều lệ quỹ."
Như vậy, quyền hạn và nghĩa vụ của quỹ từ thiện sẽ bao gồm những quyền hạn, nghĩa vụ theo quy định nêu trên.
Trước đây tại Nghị định 30/2012/NĐ-CP không có quy định về quyền hạn cũng như nghĩa vụ mà quỹ từ thiện phải thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.