Chính sách hỗ trợ đào tạo đối với áp dụng đối với người lao động nữ trong trường hợp nào? Mức hỗ chi phí trợ đào là bao nhiêu?

Vừa rồi công ty tôi làm vừa sa thải một số công nhân do tình trạng kinh doanh khó khăn và tôi là một trong số đó. Tôi nghe nói ở địa phương sẽ có chính sách hỗ trợ đào tạo đối với lao động nữ bị mất việc thì không biết trường hợp bị mất việc này bao gồm những trường hợp nào? Nếu được hưởng chính sách thì tôi được hỗ trợ bao nhiêu, tôi cũng không biết chữ thì có được hỗ trợ học không? Câu hỏi của chị Quỳnh từ TP.HCM

Chính sách hỗ trợ đào tạo đối với áp dụng đối với người lao động nữ trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 2 Quyết định 46/2015/QĐ-TTg quy định về đối tượng áp dụng chính sách hỗ trợ đào tạo như sau:

Đối tượng áp dụng
1. Người học là phụ nữ, lao động nông thôn, người khuyết tật tham gia học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng, trong đó ưu tiên người khuyết tật và các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Bên cạnh đó, tại Điều 3 Thông tư 152/2016/TT-BTC quy định về lao động nữ mất việc làm như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lao động nữ bị mất việc làm là lao động nữ đã có việc làm (làm việc theo hợp đồng lao động, hợp đồng bao tiêu sản phẩm; làm việc cho các tổ chức, cá nhân không có hợp đồng lao động; tự tạo việc làm trên địa bàn xã) nay không có việc làm, đang tìm kiếm việc làm, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận trong đơn đăng ký học nghề.
...

Theo đó, lao động nữ bị mất việc làm đang tìm kiếm việc làm, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận trong đơn đăng ký học nghề sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo.

Lao động nữ mất việc làm là lao động nữ đã có việc làm (làm việc theo hợp đồng lao động, hợp đồng bao tiêu sản phẩm; làm việc cho các tổ chức, cá nhân không có hợp đồng lao động; tự tạo việc làm trên địa bàn xã) nay không có việc làm.

Chính sách hỗ trợ đào tạo đối với áp dụng đối với người lao động nữ trong trường hợp nào?

Chính sách hỗ trợ đào tạo đối với áp dụng đối với người lao động nữ trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Người lao động nữ có thể được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo khi không biết chữ hay không?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 152/2016/TT-BTC quy định về điều kiện để được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo như sau:

Điều kiện người học được hỗ trợ đào tạo
1. Trong độ tuổi lao động (nữ từ đủ 15-55 tuổi; nam từ đủ 15-60 tuổi), có nhu cầu học nghề, có trình độ học vấn; trường hợp học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động thì phải đủ 14 tuổi; những người không biết đọc, viết có thể tham gia học những nghề phù hợp thông qua hình thức kèm cặp, truyền nghề và phải đủ sức khoẻ phù hợp với ngành nghề cần học.
2. Có phương án tự tạo việc làm sau học nghề đảm bảo tính khả thi theo xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc được đơn vị sử dụng lao động cam kết tuyển dụng hoặc có đơn vị cam kết bao tiêu sản phẩm sau học nghề.
3. Đối với lao động nông thôn: Người lao động có hộ khẩu thường trú tại xã, người lao động có hộ khẩu thường trú tại phường, thị trấn đang trực tiếp làm nông nghiệp hoặc thuộc hộ gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi.
...

Điều kiện để người lao động nữ bị mất việc làm là phải từ đủ 15-55 tuổi có nhu cầu học nghề, có trình độ học vấn; trường hợp học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động không biết đọc, viết có thể tham gia học những nghề phù hợp thông qua hình thức kèm cặp, truyền nghề nhưng phải đủ sức khoẻ phù hợp với ngành nghề cần học.

Như vậy, người lao động nữ dù không biết chữ thì vẫn được hưởng chính sách hỗ trợ đầo tạo nếu đủ điều kiện.

Mức hỗ chi phí đào tạo trong chính sách hỗ trợ đào tạo đối với người lao động nữ bị mất việc làm là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 4 Quyết định 46/2015/QĐ-TTg quy định về mức hỗ trợ chi phí đào tạo như sau:

Mức hỗ trợ chi phí đào tạo
1. Người khuyết tật: Mức tối đa 06 triệu đồng/người/khóa học.
2. Người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; người thuộc hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: Mức tối đa 04 triệu đồng/người/khóa học.
3. Người dân tộc thiểu số, người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân: Mức tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học.
4. Người thuộc hộ cận nghèo: Mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học.
5. Người học là phụ nữ, lao động nông thôn không thuộc các đối tượng quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 của Điều này: Mức tối đa 02 triệu đồng/người/khóa học.
...

Bên cạnh đớ, tại Điều 7 Thông tư 152/2016/TT-BTC, được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 40/2019/TT-BTC cũng quy định về mức hỗ trợ chi phí đào tạo như sau:

Nội dung và mức hỗ trợ
1. Hỗ trợ chi phí đào tạo
a) Người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật và các văn bản hướng dẫn Luật: tối đa 06 triệu đồng/người/khóa học;
b) Người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; người thuộc hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: tối đa 4 triệu đồng/người/khóa học;
c) Người dân tộc thiểu số, người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh theo quy định tại Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ; lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân: tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học;
d) Người thuộc hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học;
đ) Người học là phụ nữ, lao động nông thôn khác không thuộc các đối tượng quy định tại các Điểm a, b, c, d Khoản này: tối đa 02 triệu đồng/người/khóa học;
...

Theo đó, đối tượng là người lao động nữ thì chính sách hỗ trợ đào tạo của nhà nước sẽ hỗ trợ chi phí đào tạo tôi đa cho đối tượng là 03 triệu đồng/người/khóa học.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,958 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào