Chính sách của Nhà nước về ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển theo quy định như thế nào?

Cho tôi hỏi rằng kết cấu hạ tầng cảng biển thuộc kết cấu hạ tầng hàng hải hay giao thông đường thủy nội địa không? Hiện nay có các chính sách của Nhà nước về ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển (hàng hải) như thế nào? - Đây là câu hỏi của bạn Minh Hoàng đến từ Kon Tum.

Kết cấu hạ tầng cảng biển thuộc kết cấu hạ tầng hàng hải hay giao thông đường thủy nội địa?

Căn cứ tại Điều 3 Quyết định 47/2015/QĐ-TTg quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Quyết định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa gồm đường thủy nội địa; hành lang bảo vệ luồng; cảng, bến thủy nội địa; khu neo đậu ngoài cảng; kè, đập giao thông, báo hiệu đường thủy nội địa và các công trình phụ trợ khác.
2. Đường thủy nội địa là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thủy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải.

Theo đó, trong kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thì cảng biển không thuộc hạ tầng giao thông đường thủy nội địa.

Tuy nhiên tại khoản 24 Điều 4 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định như sau:

Kết cấu hạ tầng hàng hải bao gồm kết cấu hạ tầng cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, luồng hàng hải, hệ thống hỗ trợ hàng hải, báo hiệu hàng hải, hệ thống thông tin điện tử hàng hải, đê chắn sóng, đê chắn cát, kè hướng dòng, kè bảo vệ bờ và các công trình hàng hải khác được đầu tư xây dựng hoặc thiết lập trong vùng nước cảng biển và vùng biển của Việt Nam để phục vụ hoạt động hàng hải.

Theo đó, cảng biển thuộc kết cấu hạ tầng hàng hải theo quy định trên của pháp luật.

Kết cấu hạ tầng cảng biển

Kết cấu hạ tầng cảng biển

Chính sách của Nhà nước về ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển (hàng hải) như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Bộ luật Hàng hải 2015, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 như sau:

Chính sách của Nhà nước về phát triển hàng hải
...
2. Ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải thông qua chính sách ưu tiên trong quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển, quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước, quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển, quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn; thu hút nguồn vốn đầu tư xây dựng, khai thác kết cấu hạ tầng hàng hải.
3. Ưu tiên phát triển đội tàu vận tải biển thông qua chính sách ưu đãi về thuế, lãi suất vay vốn trong đầu tư phát triển đội tàu và trong hoạt động vận tải biển.
4. Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực hàng hải; phát triển đội ngũ thuyền viên đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế thông qua các chính sách về đào tạo, huấn luyện thuyền viên; tiêu chuẩn, chế độ lao động của thuyền viên.
5. Tăng cường hợp tác quốc tế, đẩy mạnh việc tham gia các tổ chức quốc tế về hàng hải, ký kết, gia nhập và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế về hàng hải.
6. Khuyến khích nghiên cứu và chuyển giao các ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại trong lĩnh vực hàng hải.
7. Khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển đội tàu biển, cảng biển, công nghiệp tàu thủy; tham gia cung cấp dịch vụ công ích trong lĩnh vực hàng hải và thực hiện các hoạt động hàng hải khác theo quy định tại Việt Nam.

Theo đó, chính sách của Nhà nước về ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải thực hiện theo quy định trên.

Quản lý khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 86 Bộ luật Hàng hải 2015 như sau:

Quản lý khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước
1. Kết cấu hạ tầng cảng biển đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước được cho thuê khai thác từng phần hoặc toàn bộ theo quy định của pháp luật.
2. Việc cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Cơ quan quyết định đầu tư kết cấu hạ tầng cảng biển quyết định việc cho thuê khai thác khác kết cấu hạ tầng cảng biển.
4. Bên nhận thuê khai thác phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Có tư cách pháp nhân;
b) Có phương án tổ chức, khai thác hiệu quả, đúng mục đích;
c) Có năng lực về tài chính.
5. Chính phủ quy định chi tiết việc cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển và việc sử dụng nguồn thu từ cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển.

Như vậy, trên đây là các quy định có liên quan đến kết cấu hạ tầng cảng biển gửi đến bạn đọc tham khảo thêm.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,247 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào