Chính sách chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải bảo đảm yêu cầu nào? Việc xây dựng mục tiêu chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thực hiện thế nào?
Chính sách chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải bảo đảm yêu cầu nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 28/2017/TT-BLĐTBXH quy định về xây dựng chính sách chất lượng như sau:
Xây dựng hệ thống tài liệu bảo đảm chất lượng
1. Xây dựng chính sách chất lượng:
a) Đơn vị phụ trách chủ trì tổ chức xây dựng chính sách chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trình người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp phê duyệt.
b) Chính sách chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp bảo đảm các yêu cầu sau:
- Phù hợp với chính sách phát triển chung của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể và các quy định liên quan khác;
- Cụ thể hóa chủ trương và định hướng chung của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc thực hiện bảo đảm chất lượng đào tạo;
- Được lấy ý kiến đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, đại diện các tổ chức đoàn thể, người học và các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động có tiếp nhận học sinh, sinh viên đến thực tập, thực hành, làm việc;
- Được trình bày cô đọng, rõ ràng, dễ hiểu;
- Được rà soát, điều chỉnh, bổ sung, cập nhật phù hợp với thực tế phát triển của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và sự thay đổi của các định hướng chiến lược hay các quy định khác có liên quan.
...
Theo đó, việc xây dựng chính sách chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải bảo đảm yêu cầu được quy định tại khoản 1 Điều 7 nêu trên.
Chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp (Hình từ Internet)
Việc xây dựng mục tiêu chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thực hiện thế nào?
Theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 28/2017/TT-BLĐTBXH quy định về xây dựng mục tiêu chất lượng như sau:
Xây dựng hệ thống tài liệu bảo đảm chất lượng
...
2. Xây dựng mục tiêu chất lượng:
a) Đơn vị phụ trách chủ trì tổ chức xây dựng mục tiêu chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trình người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp phê duyệt.
b) Mục tiêu chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp bảo đảm các yêu cầu sau:
- Được xác định phù hợp với chính sách chất lượng;
- Được xác định theo thứ tự ưu tiên nhằm cụ thể hóa chính sách chất lượng theo từng giai đoạn cụ thể;
- Được lấy ý kiến đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, đại diện các tổ chức đoàn thể, người học và các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động có tiếp nhận học sinh, sinh viên đến thực tập, thực hành, làm việc;
- Được rà soát, điều chỉnh, bổ sung, cập nhật phù hợp với thực tế phát triển của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và sự thay đổi của các định hướng chiến lược hay các quy định khác có liên quan;
- Được trình bày cô đọng, rõ ràng, dễ hiểu, thuận tiện đánh giá.
c) Mục tiêu chất lượng của các đơn vị thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp bảo đảm yêu cầu tại điểm b khoản 2 Điều này và phù hợp với chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp đề ra.
...
Theo đó, việc xây dựng mục tiêu chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 7 nêu trên.
Việc xây dựng sổ tay bảo đảm chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định thế nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 28/2017/TT-BLĐTBXH về xây dựng sổ tay bảo đảm chất lượng như sau:
Xây dựng hệ thống tài liệu bảo đảm chất lượng
...
3. Xây dựng sổ tay bảo đảm chất lượng;
a) Đơn vị phụ trách xây dựng sổ tay bảo đảm chất lượng theo mẫu tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này trình người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp phê duyệt.
b) Sổ tay bảo đảm chất lượng đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phản ánh trung thực, chính xác các quy định về hệ thống bảo đảm chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
- Được rà soát, điều chỉnh, bổ sung, cập nhật phù hợp với thực tế phát triển của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và sự thay đổi định hướng chiến lược hay quy định khác có liên quan.
...
Như vậy, việc xây dựng sổ tay bảo đảm chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.