Chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở TPTTTƯ?
Chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương là gì?
Căn cứ theo Điều 37 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định như sau:
Chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương
Chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương và Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương.
Như vậy, chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương và Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương.
Chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở TPTTTƯ? (hình từ internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương?
Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương được quy định tại Điều 38 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 như sau:
- Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn thành phố trực thuộc trung ương.
- Quyết định những vấn đề của thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương ủy quyền.
- Kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính trên địa bàn.
- Chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước cấp trên về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương.
- Phối hợp với các cơ quan nhà nước ở trung ương, các địa phương thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, thực hiện quy hoạch vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân.
- Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn thành phố trực thuộc trung ương.
Thành phố Hồ Chí Minh được bầu bao nhiêu đại biểu Hội đồng nhân dân?
Căn cứ theo Điều 39 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019 quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương
1. Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở thành phố trực thuộc trung ương bầu ra.
Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Thành phố trực thuộc trung ương có từ một triệu dân trở xuống được bầu năm mươi đại biểu; có trên một triệu dân thì cứ thêm sáu mươi nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá tám mươi lăm đại biểu;
b) Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh được bầu chín mươi lăm đại biểu.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách thì có một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; trường hợp Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách thì có hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
...
Như vậy, thành phố Hồ Chí Minh được bầu chín mươi lăm đại biểu Hội đồng nhân dân.
Lưu ý:
Căn cứ theo Điều 40 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 245 Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 01/08/2024 có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương như sau:
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 19 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015;
- Thông qua kế hoạch sử dụng đất của thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của Luật Đất đai trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
- Quyết định quy hoạch về xây dựng và phát triển đô thị trong phạm vi được phân quyền.
- Quyết định các biện pháp phát huy vai trò trung tâm kinh tế - xã hội của đô thị lớn trong mối liên hệ với các địa phương trong vùng, khu vực và cả nước theo quy định của pháp luật.
- Quyết định các biện pháp quản lý dân cư ở thành phố và tổ chức đời sống dân cư đô thị; điều chỉnh dân cư theo quy hoạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.