Chiều dài, hướng đường cất hạ cánh khi lập quy hoạch xây dựng cảng hàng không phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Chiều dài, hướng đường cất hạ cánh khi lập quy hoạch xây dựng cảng hàng không có quy định như thế nào?
Theo Muc 8.2.3 và Mục 8.2.4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12575:2019 quy định về chiều dài đường cất hạ cánh, hướng đường cất hạ cánh như sau:
* Chiều dài đường cất hạ cánh
- Phải luận chứng các thông số ảnh hưởng đến chiều dài đường cất hạ cánh, tính toán chiều dài đường cất hạ cánh khi lập quy hoạch xây dựng cảng hàng không.
- Phải đảm bảo không gian để phát triển đường cất hạ cánh đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài mà không phải hạn chế khai thác tàu bay.
- Đối với việc quy hoạch dài hạn, không bắt buộc cố định chiều dài đường cất hạ cánh. Tuy nhiên cần phải chuẩn bị dự phòng đầy đủ cho tương lai. Phải đảm bảo dự trữ diện tích đất hợp lý cho việc phát triển đường cất hạ cánh hết đất dự trữ đảm bảo hướng tiếp cận và cất cánh nhìn bằng mắt và không nhìn bằng mắt.
* Hướng đường cất hạ cánh
- Phải đảm bảo hướng đường cất hạ cánh thỏa mãn điều kiện tĩnh không, gió, và các điều kiện đặc thù khác.
- Hướng đường cất hạ cánh phải đảm bảo cho tàu bay tránh bay qua khu vực dân cư hoặc hướng có chướng ngại vật, đảm bảo cho tàu bay cất hạ cánh theo hướng gió thịnh hành.
- Phải quy hoạch đường cất hạ cánh càng gần với hướng gió thịnh hành càng tốt. Khi hạ cánh hay cất cánh, tàu bay có thể di chuyển trên đường cất hạ cánh với điều kiện thành phần gió vuông góc với hướng cất hạ cánh không quá lớn. Độ lớn cho phép của gió ngang không chỉ phụ thuộc vào kích thước tàu bay mà còn vào cấu hình cánh và điều kiện bề mặt đường cất hạ cánh.
- Đường cất hạ cánh phải có hướng sao cho tàu bay hạ cánh đạt 95 % thời gian với tốc độ gió ngang bằng hoặc dưới các giá trị sau:
Trường hợp đặc biệt, khi đường cất hạ cánh bằng hoặc lớn hơn 1500 m mà không đủ ma sát dọc thì thành phần gió ngang không được vượt quá 24 km/h
- Sau khi chọn hướng gió tối đa, hướng cất hạ cánh phải được kiểm tra tính chất gió theo những điều kiện sau:
+ Vùng gió hoạt động không phụ thuộc vào tầm nhìn hoặc độ cao trần mây; và
+ Điều kiện gió khi độ cao trần mây ở giữa 60 m và 300 m và/ hoặc tầm nhìn giữa 0,8km và 4,8km.
Thông thường khi tầm nhìn hạn chế 0,8 km và độ cao trần mây 60 m, sẽ có ít gió, tầm nhìn bị hạn chế bởi các loại mây, sương mù, khói mù v.v... Khi tầm nhìn rất hạn chế thì không cần phân biệt trần mây.
- Phải đảm bảo thời gian sử dụng đường cất hạ cánh không dưới 95 %.
- Những ghi chép thời tiết được lưu trữ tại cơ quan lưu trữ khí tượng nhà nước. Phạm vi tốc độ gió được chia thành 16 khoảng của la bàn (rum), mỗi rum 22,5 độ. Ghi chép thời tiết đánh giá tỷ lệ % theo thời gian kết hợp độ cao trần mây và tầm nhìn (ví dụ trần mây khoảng từ 500 m đến 247 m, tầm nhìn 4,8 đến 9,7 km) với % theo thời gian các tốc độ gió ở nhiều hướng khác nhau (vd NNE 4,8 đến 8,5 km/h (2.6 đến 4.6 kt)). Các hướng được tính so với hướng bắc thật.
- Khi xây dựng cảng hàng không mới, phải tham khảo hồ sơ của những trạm đo gió gần đó. Nếu khu vực xung quanh tương tự thì hồ sơ lưu trữ của những trạm này cũng cho biết tính chất gió tại địa điểm cảng hàng không quy hoạch. Đối với địa hình đồi núi tính chất gió chịu ảnh hưởng bởi địa hình thì hồ sơ của các trạm cách xa khu vực cảng hàng không là rất nguy hiểm, phải nghiên cứu địa hình khu vực và tham khảo thêm kinh nghiệm của dân cư địa phương.
- Hướng đường cất hạ cánh theo chế độ gió có thể được xác định theo tính toán.
Chiều dài, hướng đường cất hạ cánh khi lập quy hoạch xây dựng cảng hàng không phải đảm bảo những yêu cầu gì? (Hình từ Internet)
Đường cất hạ cánh trong quy hoạch xây dựng cảng hàng không phải thỏa mãn các yêu cầu gì?
Theo tiểu tục 9.1.4.3 Mục 9.1.4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12575:2019 quy định thì:
- Kết cấu mặt đường chịu được tải trọng tàu bay dự báo;
- Dải cất hạ cánh, bao gồm cả kết cấu mặt đường, lề đường và dải quang, thoát nước làm khô và dải san nền phải có khả năng chịu được các thiết bị chống cháy nổ, khẩn nguy, cứu hỏa và bảo dưỡng bề mặt trong những điều kiện bình thường cũng như đảm bảo an toàn cho tàu bay khi gặp sự cố lăn khỏi mặt đường ra lề;
- Dải tiếp giáp đầu đường cất hạ cánh gia cố - khu vực được thiết kế liền kề với các đầu đường cất hạ cánh chịu được luồng khí phản lực liên tục trong thời gian dài. Khu vực này có mặt đường hoặc được trồng cỏ;
- Bảo hiểm đầu đường cất hạ cánh nhằm giảm rủi ro tàu bay hạ cánh quá sớm hoặc chạy vượt quá đường cất hạ cánh.
- Dải hãm phanh đầu là một đoạn mặt đường kéo dài vượt quá đầu đường cất hạ cánh phải có mặt đường đủ bền chịu được tải trọng tàu bay.
- Dải quang là khu vực kéo dài quá đầu đường cất hạ cánh không được có chướng ngại vật, không cần có mặt đường.
Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến vị trí cảng hàng không bao gồm các thông tin nào?
Về đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến vị trí cảng hàng không thì Mục 8.3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12575:2019 có nêu rõ như sau:
Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến vị trí CHK
Phải thu thập thông tin cơ bản nhằm đánh giá địa điểm CHK hiện tại hoặc địa điểm tiềm năng cho xây dựng CHK mới. Các thông tin phải thu thập đánh giá gồm:
a) Hoạt động hàng không - tham khảo ý kiến nhà khai thác tàu bay, nhà khai thác tiềm năng, và các đơn vị phi công;
b) Phát triển khu vực xung quanh - liên hệ với cơ quan chức năng và các đại diện lập kế hoạch sử dụng đất hiện tại và tương lai;
c) Điều kiện khí quyển - gồm dữ liệu về sương mù, những yếu tố thời tiết đặc trưng của địa phương, như sự thay đổi thời tiết, gió mạnh, mây thấp, lượng mưa, luồng khí nhiễu động, v.v...
d) Khả năng tiếp cận giao thông: đường bộ, đường sắt và giao thông công cộng
e) Khả năng mở rộng của CHK hiện tại hoặc CHK mới - Phải đánh giá điều kiện mở rộng CHK trong tương lai qua nghiên cứu về đất đai, đường xá, bản đồ địa hình và hình ảnh hàng không, v.v.., xác định khu vực phù hợp với độ dốc và khả năng thoát nước, bản đồ địa chất phân bố các loại đất đá, địa điểm và nguồn vật liệu xây dựng, mỏ đá có sẵn v.v.. đánh giá giá trị đất trong khu vực và mục đích sử dụng khác (khu vực dân cư, nông nghiệp, đồng cỏ, công nghiệp, vv...)
f) Địa hình - Đánh giá ảnh hưởng của địa hình đến chi phí xây dựng như việc đào, đắp đất, thoát nước và điều kiện thổ nhưỡng.
g) Môi trường - Đánh giá vị trí khu vực bảo tồn hay khu vực cho động vật di cư, khu vực nhạy cảm tiếng ồn như trường học, bệnh viện
h) Những CHK hiện tại khác - Đánh giá địa điểm của CHK hiện tại và tuyến giao thông cùng với vùng trời hàng không và những kế hoạch tương lai để thay đổi chúng
i) Tiện ích - Đánh giá vị trí cung cấp điện nước, thoát nước thải, khí ga, dịch vụ thôn tin liên lạc, nhiên liệu v.v...
Theo đó, phải thu thập thông tin cơ bản nhằm đánh giá địa điểm cảng hàng không hiện tại hoặc địa điểm tiềm năng cho xây dựng cảng hàng không mới. Các thông tin phải thu thập đánh giá cần đảm bảo đầy đủ thông tin theo Mục 8.3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12575:2019.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.