Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam dựa theo quan điểm nào? Việc thực hiện chiến lược phát triển năng lượng sẽ ra sao?

Cho tôi hỏi chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam dựa theo quan điểm nào? Đồng thời thì chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam sẽ được thực hiện ra sao? Căn cứ pháp luật cụ thể giúp tôi, cảm ơn! Câu hỏi của bạn Tân Tiến đến từ Cần Thơ.

Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam dựa theo quan điểm nào?

Căn cứ theo quy định tại Mục 1 Điều 1 Quyết định 2068/QĐ-TTg 2015 như sau:

Phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các nội dung chính sau đây:
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
1. Kết hợp phát triển năng lượng tái tạo với triển khai thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường: Phát triển năng lượng tái tạo không chỉ tập trung mở rộng quy mô và tăng tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung cấp năng lượng sơ cấp, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, mà còn giải quyết vấn đề cung cấp năng lượng cho khu vực nông thôn, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, xây dựng một xã hội sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên, thân thiện môi trường. Phát triển năng lượng tái tạo trên cơ sở các nguồn lực và nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội; phù hợp với nguồn tài nguyên và nhu cầu năng lượng của cả nước và từng địa phương.
2. Phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo kết hợp với phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo: Ưu tiên phát triển nhanh những lĩnh vực năng lượng tái tạo có nguồn tài nguyên lớn và triển vọng thương mại tốt, như điện gió, điện mặt trời và điện sinh khối, thực hiện các biện pháp cần thiết để mở rộng nhu cầu thị trường, đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế để chuyển giao công nghệ phát triển công nghiệp chế tạo thiết bị; tiếp thu, tiến tới tự chủ về công nghệ, nâng cao khả năng chế tạo thiết bị và khả năng cạnh tranh trên thị trường năng lượng tái tạo nhằm đáp ứng bền vững, ổn định cho nhu cầu thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp năng lượng tái tạo phát triển với quy mô lớn.
3. Kết hợp sử dụng công nghệ ngắn hạn với phát triển công nghệ dài hạn: Chú trọng sử dụng các công nghệ đã được kiểm chứng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, như thủy điện, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối, khí sinh học để phát triển các nguồn năng lượng tái tạo cung cấp có hiệu quả điện năng cho hệ thống điện quốc gia và nhiệt năng cho nhu cầu nhiệt trong sản xuất và sinh hoạt. Đồng thời, chú trọng những công nghệ mới, hiện đại, có triển vọng trong tương lai, như công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học lỏng sử dụng công nghệ tiên tiến thế hệ hai và thế hệ ba.
4. Kết hợp chính sách ưu đãi, hỗ trợ với cơ chế thị trường: Áp dụng các biện pháp khuyến khích, chính sách hỗ trợ về kinh tế, tài chính để thúc đẩy việc phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn năng lượng sơ cấp và cung cấp năng lượng cho khu vực nông thôn. Thiết lập cơ chế và sử dụng các biện pháp thị trường để thu hút vốn từ mọi thành phần kinh tế vào phát triển năng lượng tái tạo, đồng thời góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật của công nghệ năng lượng tái tạo, thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo thiết bị năng lượng tái tạo, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, tiến tới ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, dưới sự hỗ trợ qua các chính sách của nhà nước, sớm đạt được quy mô lớn để phát triển.
5. Kết hợp tái cơ cấu với nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng tái tạo: Nâng cao năng lực quản lý nhà nước tại Trung ương và địa phương trong việc quản lý các hoạt động phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo; từng bước loại bỏ các rào cản, ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo phù hợp để phát triển nhanh các nguồn năng lượng tái tạo.

Như vậy, chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam dựa theo quan điểm là:

- Kết hợp phát triển năng lượng tái tạo với triển khai thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường.

- Phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo kết hợp với phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo.

- Kết hợp sử dụng công nghệ ngắn hạn với phát triển công nghệ dài hạn.

- Kết hợp chính sách ưu đãi, hỗ trợ với cơ chế thị trường.

- Kết hợp tái cơ cấu với nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng tái tạo

Năng lượng tái tạo

Năng lượng tái tạo (Hình từ Internet)

Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam sẽ thực hiện ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Mục II Điều 1 Quyết định 2068/QĐ-TTg 2015 như sau:

Phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các nội dung chính sau đây:
...
II. CHIẾN LƯỢC VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Chiến lược phát triển: Khuyến khích huy động mọi nguồn lực từ xã hội và người dân cho phát triển năng lượng tái tạo để tăng cường khả năng tiếp cận nguồn năng lượng hiện đại, bền vững, tin cậy với giá cả hợp lý cho mọi người dân; đẩy mạnh phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, tăng nguồn cung cấp năng lượng trong nước, từng bước gia tăng tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng quốc gia nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
...

Như vậy, theo quy định trên thì chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam được thực hiện như sau:

- Khuyến khích huy động mọi nguồn lực từ xã hội và người dân cho phát triển năng lượng tái tạo để tăng cường khả năng tiếp cận nguồn năng lượng hiện đại, bền vững, tin cậy với giá cả hợp lý cho mọi người dân.

- Đẩy mạnh phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, tăng nguồn cung cấp năng lượng trong nước.

- Từng bước gia tăng tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng quốc gia nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch.

- Góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Mục tiêu chiến lược của phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam theo quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục II Điều 1 Quyết định 2068/QĐ-TTg 2015 như sau:

Phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các nội dung chính sau đây:
...
II. CHIẾN LƯỢC VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
...
2. Mục tiêu chiến lược:
- Từng bước nâng cao tỷ lệ tiếp cận nguồn năng lượng sạch và điện năng của người dân khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo: Đến năm 2020 hầu hết số hộ dân có điện, đến năm 2030 hầu hết các hộ dân được tiếp cận các dịch vụ năng lượng hiện đại, bền vững, tin cậy với giá bán điện và giá năng lượng hợp lý.
- Phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo góp phần thực hiện các mục tiêu môi trường bền vững và phát triển nền kinh tế xanh:
+ Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng so với phương án phát triển bình thường: Khoảng 5% vào năm 2020; khoảng 25% vào năm 2030 và khoảng 45% vào năm 2050.
+ Góp phần giảm nhiên liệu nhập khẩu cho mục đích năng lượng: Giảm khoảng 40 triệu tấn than và 3,7 triệu tấn sản phẩm dầu vào năm 2030; giảm khoảng 150 triệu tấn than và 10,5 triệu tấn sản phẩm dầu vào năm 2050.
- Tăng sản lượng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo tăng từ khoảng 58 tỷ kWh năm 2015 lên đạt khoảng 101 tỷ kWh vào năm 2020, khoảng 186 tỷ kWh vào năm 2030 và khoảng 452 tỷ kWh vào năm 2050. Tỷ lệ điện năng sản xuất từ năng lượng tái tạo trong tổng điện năng sản xuất toàn quốc tăng từ khoảng 35% vào năm 2015 tăng lên khoảng 38% vào năm 2020; đạt khoảng 32% vào năm 2030 và khoảng 43% vào năm 2050.
- Tăng diện tích hấp thụ của các dàn nước nóng năng lượng mặt trời từ khoảng 3 triệu m2 vào năm 2015 lên đạt khoảng 8 triệu m2 vào năm 2020, cung cấp 1,1 triệu TOE; khoảng 22 triệu m2 năm 2030, cung cấp 3,1 triệu TOE và đạt khoảng 41 triệu m2 vào năm 2050, cung cấp 6 triệu TOE. Tăng tỷ lệ số hộ gia đình có các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời (dàn đun nước nóng, bếp nấu ăn, sưởi ấm và làm mát không gian, chưng cất nước,... sử dụng năng lượng mặt trời) từ khoảng 4,3% năm 2015 lên khoảng 12% vào năm 2020, khoảng 26% vào năm 2030 và khoảng 50% vào năm 2050.
- Tăng quy mô sử dụng công nghệ khí sinh học với thể tích xây dựng từ khoảng 4 triệu m3 vào năm 2015 lên khoảng 8 triệu m3 vào năm 2020; khoảng 60 triệu m3 vào năm 2030 và khoảng 100 triệu m3 vào năm 2050.
- Chuyển đổi việc sử dụng năng lượng sinh khối truyền thống trong nấu ăn tại hộ gia đình và trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phương từ các bếp truyền thống và thiết bị có hiệu suất thấp bằng các bếp, thiết bị chuyển hóa năng lượng sinh khối tiên tiến, hiệu suất cao. Đưa tỷ lệ số hộ gia đình sử dụng bếp tiên tiến, hiệu suất cao từ mức không đáng kể hiện nay lên đạt khoảng 30% vào năm 2020; khoảng 60% vào năm 2025 và từ năm 2030, hầu hết các hộ dân nông thôn đều sử dụng bếp có hiệu suất cao, hợp vệ sinh.
- Tăng sản lượng nhiên liệu sinh học từ khoảng 150 nghìn TOE năm 2015 lên đạt khoảng 800 nghìn TOE, đáp ứng khoảng 5% nhu cầu nhiên liệu của ngành giao thông vận tải vào năm 2020; đạt khoảng 3,7 triệu TOE, đáp ứng khoảng 13% nhu cầu nhiên liệu của ngành giao thông vận tải vào năm 2030; đến năm 2050, sản lượng nhiên liệu sinh học đạt 10,5 triệu TOE, đáp ứng khoảng 25% nhu cầu nhiên liệu của ngành giao thông vận tải.
- Thúc đẩy sự phát triển của công nghệ năng lượng tái tạo và các ngành công nghiệp, xây dựng hệ thống công nghiệp năng lượng tái tạo, đưa tỷ lệ giá trị thiết bị sản xuất trong nước trong lĩnh vực năng lượng tái tạo: Đạt khoảng 30% vào năm 2020; nâng lên đến 60% vào năm 2020; đến năm 2050, đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong nước, một phần dành cho xuất khẩu đến các nước trong khu vực và trên thế giới.

Như vậy, mục tiêu chiến lược của phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam sẽ là từng bước nâng cao tỷ lệ tiếp cận nguồn năng lượng sạch và điện năng của người dân khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và một số các mục tiêu cụ thể khác bạn đọc tham khảo thêm tại điều luật đã nêu.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

5,955 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào