Chỉ số SIPAS của tỉnh Bình Thuận nằm trong tốp mấy theo xếp hạng của Trung ương? Mục tiêu cải cách thủ tục hành chính của tỉnh Bình Thuận là gì?

Chỉ số SIPAS của tỉnh Bình Thuận theo xếp hạng của Trung ương hiện trong tốp mấy theo Kế hoạch số 3612? Mục tiêu cải cách thủ tục hành chính của tỉnh Bình Thuận là gì? Nhiệm vụ cụ thể của cải cách các thủ tục hành chính của Tỉnh Bình Thuận như thế nào?

Chỉ số SIPAS của tỉnh Bình Thuận nằm trong tốp mấy theo xếp hạng của Trung ương?

Theo tiểu mục 1 Mục 1 Kế hoạch 3612/KH-UBND năm 2021 quy định như sau:

I. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CHUNG
1. Mục tiêu chung:
...
Phấn đấu hàng năm cải thiện điểm số, thứ hạng Chỉ số PAR Index, SIPAS, PAPI của tỉnh, đến năm 2025: Chỉ số PAR Index nằm trong tốp 20 tỉnh, thành theo xếp hạng của Trung ương; Chỉ số PAPI, Chỉ số SIPAS nằm trong tốp 30 tỉnh, thành theo xếp hạng của Trung ương.

Như vậy, mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, chỉ số SIPAS của tỉnh Bình Thuận nằm trong tốp 30 tỉnh, thành theo xếp hạng của Trung ương.

Chỉ số SIPAS của tỉnh Bình Thuận theo xếp hạng của Trung ương hiện trong tốp mấy theo Kế hoạch số 3612?

Chỉ số SIPAS của tỉnh Bình Thuận theo xếp hạng của Trung ương hiện trong tốp mấy theo Kế hoạch số 3612? (hình từ internet)

Mục tiêu cải cách thủ tục hành chính của tỉnh Bình Thuận là gì?

Theo tiết a tiểu mục 2 Mục 2 Kế hoạch 3612/KH-UBND năm 2021 quy định như sau:

2. Cải cách thủ tục hành chính:
a) Mục tiêu:
Tập trung cải cách thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp và thủ tục hành chính nội bộ giữa cơ quan hành chính nhà nước; rà soát, đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, thành phần hồ sơ và tối ưu hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin; góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch; đổi mới và nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử để người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, trên các phương tiện khác nhau.

Như vậy, mục tiêu cải cách thủ tục hành chính của tỉnh Bình Thuận gồm:

- Tập trung cải cách thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp và thủ tục hành chính nội bộ giữa cơ quan hành chính nhà nước;

- Rà soát, đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, thành phần hồ sơ và tối ưu hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin;

- Góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch;

- Đổi mới và nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.

- Đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử để người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, trên các phương tiện khác nhau.

Nhiệm vụ cụ thể của cải cách các thủ tục hành chính của Tỉnh Bình Thuận như thế nào?

Theo tiết b tiểu mục 2 Mục 2 Kế hoạch 3612/KH-UBND năm 2021 quy định nhiệm vụ cụ thể Tỉnh Bình Thuận như sau:

- Rà soát, đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính thực hiện không hiệu quả (không có hồ sơ phát sinh hoặc là rào cản, tốn kém chi phí người dân, doanh nghiệp...). Loại bỏ các thủ tục rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho người dân, tổ chức; loại bỏ các thành phần hồ sơ không cần thiết, không hợp lý; tích hợp, cắt giảm mạnh các mẫu đơn, tờ khai và các giấy tờ không cần thiết hoặc có nội dung thông tin trùng lặp trên cơ sở ứng dụng công nghệ số và cơ sở dữ liệu sẵn có. Rà soát, đề xuất tái cấu trúc quy trình, điện tử hóa mẫu đơn, tờ khai, kết quả giải quyết thủ tục hành chính để tạo điều kiện nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

- Rà soát, đề xuất đơn giản hóa các thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước. Thường xuyên theo dõi, cập nhật và kịp thời tham mưu công bố, công khai danh mục thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước được Trung ương công bố.

- Tổ chức triển khai việc đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo Quyết định 468/QĐ-TTg năm 2021, Quyết định 1860/QĐ-UBND năm 2022 và Đề án nâng cấp Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã theo hướng hiện đại được UBND tỉnh phê duyệt; trong đó, chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ, triển khai mô hình giải quyết thủ tục hành chính không theo địa giới hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, giảm thời gian đi lại, chi phí xã hội và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

- Rà soát, lập danh mục thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã có yêu cầu nghĩa vụ tài chính, trên cơ sở đó xây dựng lộ trình triển khai hình thức thanh toán trực tuyến đối với các thủ tục hành chính. Thực hiện đồng bộ các giải pháp tuyên truyền, vận động, hỗ trợ tổ chức, cá nhân áp dụng hình thức thanh toán trực tuyến trong giải quyết các thủ tục hành chính có yêu cầu nghĩa vụ tài chính.

- Rà soát, thống kê, lập danh mục và tập hợp kết quả giải quyết thủ tục hành chính đang còn hiệu lực và có giá trị sử dụng thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã để tiến hành số hóa theo Kế hoạch 1525/KH-UBND năm 2021, đảm bảo việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

- Tiếp tục rà soát, lập danh mục thống kê thủ tục hành chính các cấp đủ điều kiện cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4 để triển khai cung cấp theo lộ trình hàng năm. Đồng thời, tiến hành tích hợp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đã cung cấp trên Cổng dịch vụ công tỉnh, Cổng dịch vụ công quốc gia. Thực hiện đồng bộ các giải pháp tuyên truyền, vận động, hỗ trợ tổ chức, cá nhân lựa chọn hình thức giải quyết hồ sơ trực tuyến đối với các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đã triển khai.

- Hàng năm, tổ chức khắc phục có hiệu quả các tồn tại, hạn chế đã chỉ ra qua kết quả khảo sát đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân trong giải quyết thủ tục hành chính. Tiếp nhận và xử lý kịp thời các thông tin phản ánh, kiến nghị; tổ chức đối thoại định kỳ với người dân và doanh nghiệp để kịp thời có giải pháp tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính.

- Tổ chức tốt việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thuộc phạm vi quản lý của ngành, địa phương; giảm tỷ lệ trễ hẹn trong giải quyết hồ sơ; nghiêm túc thực hiện việc xin lỗi người dân, tổ chức khi để xảy ra trễ hẹn. Tổ chức triển khai tốt phần mềm Một cửa điện tử, điện tử liên thông nhằm theo dõi, kiểm soát chặt chẽ việc luân chuyển và xử lý kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính bằng phương thức điện tử.

- Thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh tác phong, lề lối và thái độ làm việc của công chức tại Bộ phận một cửa các cấp; xây dựng hình ảnh đội ngũ công chức chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương, thân thiện và tận tình phục vụ nhân dân.

- Nghiên cứu, xây dựng, kết nối và chia sẻ các cơ sở dữ liệu liên quan đến việc giải quyết thủ tục hành chính để tạo sự thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục; hướng đến mục tiêu người dân, doanh nghiệp không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công thủ tục hành chính trước đó.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
454 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào