Chi sinh hoạt phí đào tạo ngắn hạn cho lưu học sinh Lào và Campuchia học tập tại Việt Nam là bao nhiêu?
- Chi sinh hoạt phí đào tạo ngắn hạn cho lưu học sinh Lào và Campuchia học tập tại Việt Nam là bao nhiêu?
- Việc lập và giao dự toán chi phí hỗ trợ đối với lưu học sinh Lào và Campuchia học tập tại Việt Nam được thực hiện như thế nào?
- Nguyên tắc quản lý kinh phí đào tạo hỗ trợ cho lưu học sinh Lào và Campuchia học tập tại Việt Nam gồm những nội dung nào?
Chi sinh hoạt phí đào tạo ngắn hạn cho lưu học sinh Lào và Campuchia học tập tại Việt Nam là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 5 Thông tư 75/2023/TT-BTC quy định như sau:
Chi sinh hoạt phí
Chi sinh hoạt phí gồm phụ cấp tiêu vặt và tiền ăn, được cơ sở đào tạo cấp cho lưu học sinh theo định mức sau:
1. Lưu học sinh đào tạo dài hạn hệ trung học phổ thông, bao gồm cả khóa học dự bị tiếng Việt để thi tuyển, xét tuyển vào hệ trung học phổ thông: 4.300.000 đồng/người/tháng.
2. Lưu học sinh đào tạo dài hạn hệ trung cấp, cao đẳng nghề; đại học, bao gồm cả khóa học dự bị tiếng Việt để thi tuyển, xét tuyển vào các hệ này: 4.750.000 đồng/người/tháng.
3. Lưu học sinh đào tạo dài hạn hệ sau đại học, bao gồm cả khóa học dự bị tiếng Việt để thi tuyển, xét tuyển vào hệ sau đại học: 5.350.000 đồng/người/tháng.
4. Lưu học sinh đào tạo, tập huấn ngắn hạn: 6.750.000 đồng/người/tháng.
Như vậy, chi sinh hoạt phí đào tạo ngắn hạn cho lưu học sinh Lào và Campuchia học tập tại Việt Nam là 6.750.000 đồng/người/tháng.
Chi sinh hoạt phí đào tạo ngắn hạn cho lưu học sinh Lào và Campuchia học tập tại Việt Nam là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Việc lập và giao dự toán chi phí hỗ trợ đối với lưu học sinh Lào và Campuchia học tập tại Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 75/2023/TT-BTC quy định như sau:
Lập dự toán, giao dự toán, thanh toán, quyết toán vốn viện trợ
1. Lập và giao dự toán
a) Căn cứ số lượng lưu học sinh hiện đang học, chỉ tiêu đào tạo mới và định mức chi hỗ trợ cho cơ sở đào tạo lưu học sinh diện Hiệp định theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật liên quan, các bộ, cơ quan trung ương, địa phương được cấp có thẩm quyền giao chỉ tiêu đào tạo lưu học sinh Lào, Campuchia lập dự toán chi viện trợ cho đào tạo theo quy định của pháp luật ngân sách nhà nước, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp vào dự toán chi viện trợ, trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định.
b) Trên cơ sở dự toán vốn viện trợ được giao, các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương phân bổ dự toán vốn viện trợ cho các cơ sở đào tạo trực thuộc.
2. Thanh toán vốn viện trợ
a) Các cơ sở đào tạo thực hiện rút dự toán kinh phí viện trợ qua Kho bạc Nhà nước theo quy định.
b) Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát chi và thanh toán vốn viện trợ theo quy định.
3. Quyết toán vốn viện trợ
a) Việc quyết toán kinh phí theo thực chi, với đầy đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh việc chi tiêu theo quy định, trừ trường hợp các khoản chi được khoán theo quy định của pháp luật.
b) Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương lập báo cáo quyết toán kinh phí viện trợ cho đào tạo, tổng hợp trong báo cáo quyết toán kinh phí của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương để thực hiện quyết toán ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý ngân sách nhà nước.
Như vậy, việc lập và giao dự toán chi phí hỗ trợ đối với lưu học sinh Lào và Campuchia học tập tại Việt Nam được thực hiện như sau:
- Căn cứ số lượng lưu học sinh hiện đang học, chỉ tiêu đào tạo mới và định mức chi hỗ trợ cho cơ sở đào tạo lưu học sinh diện Hiệp định theo quy định tại Thông tư 75/2023/TT-BTC và quy định của pháp luật liên quan, các bộ, cơ quan trung ương, địa phương được cấp có thẩm quyền giao chỉ tiêu đào tạo lưu học sinh Lào, Campuchia lập dự toán chi viện trợ cho đào tạo theo quy định của pháp luật ngân sách nhà nước, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp vào dự toán chi viện trợ, trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Trên cơ sở dự toán vốn viện trợ được giao, các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương phân bổ dự toán vốn viện trợ cho các cơ sở đào tạo trực thuộc.
Nguyên tắc quản lý kinh phí đào tạo hỗ trợ cho lưu học sinh Lào và Campuchia học tập tại Việt Nam gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 75/2023/TT-BTC có quy định như sau:
Theo đó, nguyên tắc quản lý quản lý kinh phí đào tạo hỗ trợ cho lưu học sinh Lào và Campuchia học tập tại Việt Nam gồm những nội dung như sau:
- Kinh phí đào tạo, hỗ trợ ban đầu và sinh hoạt phí được cấp qua cơ sở đào tạo được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ đào tạo cho lưu học sinh Lào, Campuchia.
- Các cơ sở đào tạo lưu học sinh phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện, quy định pháp luật về tiêu chuẩn, chất lượng ngành nghề đào tạo lưu học sinh được cấp thẩm quyền giao thực hiện, không thuê cơ sở đào tạo khác để thực hiện thay nhiệm vụ được giao; có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng chế độ.
- Việc lập dự toán, thanh quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các quy định liên quan và Thông tư này.
- Kinh phí đào tạo đối với lưu học sinh học không tập trung được tính theo tháng lưu học sinh có mặt học tập tại Việt Nam; trường hợp không đủ một tháng, thì được tính theo số ngày lưu học sinh có mặt học tập thực tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.