Chi phí thực hiện việc giám định quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm những khoản chi phí nào?

Cho tôi hỏi chi phí thực hiện việc giám định quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm những khoản chi phí nào? Kết luận giám định quyền tác giả, quyền liên quan có buộc phải thể hiện bằng văn bản không? Câu hỏi của anh N.T.P từ Long An.

Chi phí thực hiện việc giám định quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm những khoản chi phí nào?

Các khoản chi phí thực hiện việc giám định được quy định tại khoản 1 Điều 109 Nghị định 17/2023/NĐ-CP như sau:

Chi phí thực hiện giám định quyền tác giả, quyền liên quan
1. Chi phí thực hiện giám định quyền tác giả, quyền liên quan theo yêu cầu dịch vụ do các bên thoả thuận và bao gồm một phần hoặc toàn bộ các chi phí sau:
a) Chi phí thí nghiệm;
b) Chi phí máy móc, thiết bị phục vụ cho giám định;
c) Chi phí nghiên cứu hồ sơ tài liệu;
d) Chi phí cho các buổi thảo luận, nhận xét, đánh giá;
đ) Chi phí quản lý và các chi phí cần thiết khác.
2. Việc thu, quản lý và sử dụng chi phí thực hiện giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định, chi phí thực hiện giám định quyền tác giả, quyền liên quan theo yêu cầu dịch vụ do các bên thoả thuận và bao gồm một phần hoặc toàn bộ các chi phí sau đây:

(1) Chi phí thí nghiệm;

(2) Chi phí máy móc, thiết bị phục vụ cho giám định;

(3) Chi phí nghiên cứu hồ sơ tài liệu;

(4) Chi phí cho các buổi thảo luận, nhận xét, đánh giá;

(5) Chi phí quản lý và các chi phí cần thiết khác.

Việc thu, quản lý và sử dụng chi phí thực hiện giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Chi phí thực hiện việc giám định quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm những khoản chi phí nào?

Chi phí thực hiện việc giám định quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm những khoản chi phí nào? (Hình từ Internet)

Kết luận giám định quyền tác giả, quyền liên quan có buộc phải thể hiện bằng văn bản không?

Kết luận giám định quyền tác giả, quyền liên quan được quy định tại Điều 108 Nghị định 17/2023/NĐ-CP như sau:

Kết luận giám định quyền tác giả, quyền liên quan
1. Kết luận giám định quy định tại khoản 5 Điều 201 của Luật Sở hữu trí tuệ phải được thể hiện bằng văn bản.
2. Văn bản kết luận giám định phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của tổ chức giám định, giám định viên;
b) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định;
c) Đối tượng, nội dung, phạm vi giám định;
d) Phương pháp thực hiện giám định;
đ) Kết luận giám định;
e) Thời gian, địa điểm thực hiện, hoàn thành giám định.
3. Theo thời gian thỏa thuận tại hợp đồng giám định, giám định viên hoạt động độc lập, tổ chức giám định phải có văn bản kết luận giám định gửi cho tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định. Giám định viên hoạt động độc lập, người đại diện theo pháp luật của tổ chức giám định phải ký tên, đóng dấu vào bản kết luận giám định và chịu trách nhiệm về kết luận giám định.
4. Trường hợp cần thiết phải có thêm thời gian để thực hiện giám định, giám định viên hoạt động độc lập, tổ chức giám định phải thông báo kịp thời bằng văn bản đến tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định.

Như vậy, theo quy định, kết luận giám định quyền tác giả, quyền liên quan phải được thể hiện bằng văn bản và gửi cho tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định.

Giám định viên hoạt động độc lập, người đại diện theo pháp luật của tổ chức giám định phải ký tên, đóng dấu vào bản kết luận giám định và chịu trách nhiệm về kết luận giám định.

Văn bản kết luận giám định quyền tác giả, quyền liên quan gồm những nội dung nào?

Văn bản kết luận giám định quyền tác giả, quyền liên quan được quy định tại Điều 108 Nghị định 17/2023/NĐ-CP như sau:

Kết luận giám định quyền tác giả, quyền liên quan
1. Kết luận giám định quy định tại khoản 5 Điều 201 của Luật Sở hữu trí tuệ phải được thể hiện bằng văn bản.
2. Văn bản kết luận giám định phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của tổ chức giám định, giám định viên;
b) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định;
c) Đối tượng, nội dung, phạm vi giám định;
d) Phương pháp thực hiện giám định;
đ) Kết luận giám định;
e) Thời gian, địa điểm thực hiện, hoàn thành giám định.
3. Theo thời gian thỏa thuận tại hợp đồng giám định, giám định viên hoạt động độc lập, tổ chức giám định phải có văn bản kết luận giám định gửi cho tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định. Giám định viên hoạt động độc lập, người đại diện theo pháp luật của tổ chức giám định phải ký tên, đóng dấu vào bản kết luận giám định và chịu trách nhiệm về kết luận giám định.
4. Trường hợp cần thiết phải có thêm thời gian để thực hiện giám định, giám định viên hoạt động độc lập, tổ chức giám định phải thông báo kịp thời bằng văn bản đến tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định.

Như vậy, theo quy định, văn bản kết luận giám định quyền tác giả, quyền liên quan phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

(1) Tên, địa chỉ của tổ chức giám định, giám định viên;

(2) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định;

(3) Đối tượng, nội dung, phạm vi giám định;

(4) Phương pháp thực hiện giám định;

(5) Kết luận giám định;

(6) Thời gian, địa điểm thực hiện, hoàn thành giám định.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,077 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào