Chi phí sửa chữa công trình xây dựng đặc biệt gồm các chi phí nào? Chi phí sửa chữa công trình xây dựng đặc biệt được xác định như thế nào?
Chi phí sửa chữa công trình xây dựng đặc biệt gồm các chi phí nào?
Chi phí sửa chữa công trình xây dựng đặc biệt gồm các chi phí được quy định tại điểm b khoản 3 Điều 35 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:
Chi phí bảo trì công trình xây dựng
…
3. Các chi phí bảo trì công trình xây dựng:
a) Chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm gồm chi phí: Lập kế hoạch và dự toán bảo trì công trình xây dựng hàng năm; chi phí kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ; chi phí bảo dưỡng theo kế hoạch bảo trì hàng năm của công trình; chi phí xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu về bảo trì công trình xây dựng; chi phí lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình xây dựng.
b) Chi phí sửa chữa công trình (định kỳ và đột xuất) gồm chi phí sửa chữa phần xây dựng công trình và chi phí sửa chữa phần thiết bị công trình theo quy trình bảo trì công trình xây dựng được duyệt, và trường hợp cần bổ sung, thay thế hạng mục, thiết bị công trình để việc khai thác sử dụng công trình đúng công năng và đảm bảo an toàn;
…
Như vậy, theo quy định trên thì chi phí sửa chữa công trình xây dựng đặc biệt gồm các chi phí sửa chữa phần xây dựng công trình và chi phí sửa chữa phần thiết bị công trình theo quy trình bảo trì công trình xây dựng được duyệt, và trường hợp cần bổ sung, thay thế hạng mục, thiết bị công trình để việc khai thác sử dụng công trình đúng công năng và đảm bảo an toàn.
Chi phí sửa chữa công trình xây dựng đặc biệt gồm các chi phí nào? Chi phí sửa chữa công trình xây dựng đặc biệt được xác định như thế nào? (Hình từ Internet)
Chi phí sửa chữa công trình xây dựng đặc biệt được xác định như thế nào?
Chi phí sửa chữa công trình xây dựng đặc biệt được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 14/2021/TT-BXD như sau:
Xác định các chi phí bảo trì công trình xây dựng
…
2. Chi phí sửa chữa công trình được xác định bằng dự toán. Dự toán chi phí sửa chữa công trình gồm chi phí sửa chữa phần xây dựng công trình, chi phí sửa chữa phần thiết bị công trình và một số chi phí khác có liên quan (nếu có).
3. Trường hợp sửa chữa công trình có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên thì dự toán chi phí sửa chữa công trình xác định theo quy định tại Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Bộ Xây dựng.
…
Như vậy, theo quy định trên thì chi phí sửa chữa công trình xây dựng đặc biệt được xác định bằng dự toán.
Dự toán chi phí sửa chữa công trình gồm chi phí sửa chữa phần xây dựng công trình, chi phí sửa chữa phần thiết bị công trình và một số chi phí khác có liên quan (nếu có).
Việc sửa chữa công trình xây dựng đặc biệt có chi phí hơn 500 triệu đồng sử dụng nguồn vốn nhà nước ngoài đầu tư công được quy định như thế nào?
Việc sửa chữa công trình xây dựng đặc biệt có chi phí hơn 500 triệu đồng sử dụng nguồn vốn nhà nước ngoài đầu tư công được quy định tại điểm b khoản 4 Điều 35 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:
Chi phí bảo trì công trình xây dựng
…
4. Chi phí sửa chữa công trình, thiết bị công trình
a) Đối với trường hợp sửa chữa công trình, thiết bị công trình có chi phí dưới 500 triệu đồng sử dụng nguồn vốn nhà nước ngoài đầu tư công và vốn ngân sách nhà nước chi thường xuyên thì chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình tự quyết định về kế hoạch sửa chữa với các nội dung sau: tên bộ phận công trình hoặc thiết bị cần sửa chữa, thay thế; lý do sửa chữa hoặc thay thế, mục tiêu sửa chữa hoặc thay thế; khối lượng công việc; dự kiến chi phí, dự kiến thời gian thực hiện và thời gian hoàn thành.
b) Đối với trường hợp sửa chữa công trình, thiết bị công trình có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên sử dụng nguồn vốn nhà nước ngoài đầu tư công và vốn ngân sách nhà nước chi thường xuyên thì chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình tổ chức lập, trình thẩm định và phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình.
c) Đối với trường hợp sửa chữa công trình, thiết bị công trình sử dụng vốn khác, khuyến khích chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình tham khảo, áp dụng các nội dung nêu tại điểm a, điểm b khoản này để xác định chi phí sửa chữa công trình, thiết bị công trình.
…
Như vậy, theo quy định trên thì việc sửa chữa công trình xây dựng đặc biệt có chi phí hơn 500 triệu đồng sử dụng nguồn vốn nhà nước ngoài đầu tư công thì chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình tổ chức lập, trình thẩm định và phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.