Chi phí quản lý của Quỹ đầu tư phát triển địa phương gồm những khoản nào? Chênh lệch thu, chi của Quỹ được phân phối như thế nào?

Tôi muốn biết chi phí quản lý của Quỹ đầu tư phát triển địa phương gồm những khoản cụ thể nào? Đối với khoản chênh lệch giữa thu và chi của Quỹ, pháp luật hiện hành có quy định như thế nào về việc phân phối khoản chênh lệch đó?

Chi phí quản lý của Quỹ đầu tư phát triển địa phương gồm những khoản cụ thể nào?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 86/2021/TT-BTC, chi phí quản lý Quỹ đầu tư phát triển địa phương gồm những khoản cụ thể như sau:

- Chi về tài sản gồm: khấu hao tải sản cố định theo quy định của pháp luật; chi thuê trụ sở làm việc, thuê tài sản cố định; chi bảo dưỡng, sửa chữa tài sản; chi mua sắm công cụ, dụng cụ; chi bảo hiểm tài sản

- Chi cho nhân viên: chi tiền lương, tiền công; các khoản đóng góp theo lương: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn con người, kinh phí công đoàn; chi ăn ca; chi bảo hộ lao động; chi trang phục giao dịch; chi cho lao động nữ; chi tiền nghỉ phép hàng năm và các khoản chi khác cho người lao động theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

- Chi cho hoạt động quản lý và công vụ: chi điện, nước, điện thoại, vật liệu, giấy in, văn phòng phẩm; chi tư vấn, kiểm toán; chi thuê chuyên gia trong và ngoài nước; chi nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đổi mới công nghệ; chi đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ; chi thưởng sáng kiến cải tiến, tăng năng suất lao động, thưởng tiết kiệm chi phí; chi cho công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ cơ quan; chi tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị; chi hội nghị, lễ tân, khánh tiết, giao dịch, đối ngoại theo quy định của pháp luật

- Chi phụ cấp cho các thành viên kiêm nhiệm của Hội đồng quản lý Quỹ và các chức danh kiêm nhiệm khác (nếu có).

Như vậy, tất cả những khoản chi phí nêu trên đều thuộc nhóm chi phí quản lý, và được xem là chi phí hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương.

Chi phí Quỹ đầu tư phát triển địa phương

Chi phí của Quỹ đầu tư phát triển địa phương

Chênh lệch thu và chi của Quỹ phát triển địa phương được quy định như thế nào?

Quỹ đầu tư phát triển địa phương thực hiện phân phối chênh lệch thu chi theo quy định tại Điều 10 Thông tư 86/2021/TT-BTC như sau:

(1) Quỹ đầu tư phát triển địa phương thực hiện phân phối chênh lệch thu chi theo quy định tại khoản 4 Điều 34 Nghị định 147/2020/NĐ-CP, cụ thể:

"4. Kết quả hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu, thu nhập khác và tổng chi phí hợp lý, hợp lệ. Sau khi nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế, phần chênh lệch này được phân phối như sau:
a) Bù đắp khoản chênh lệch thu chi âm đến thời điểm quyết toán.
b) Trích 30% vào quỹ đầu tư phát triển.
c) Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính; khi số dư quỹ bằng 25% vốn điều lệ của Quỹ đầu tư phát triển địa phương thì không trích nữa.
d) Trích tối đa không quá 03 tháng lương thực hiện của người lao động vào quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi; trích tối đa không quá 1,5 tháng lương thực hiện của người quản lý vào quỹ thưởng người quản lý.
đ) Phần chênh lệch còn lại được tiếp tục bổ sung vào quỹ đầu tư phát triển để bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ đầu tư phát triển địa phương"

(2) Mức trích quỹ khen thưởng và phúc lợi được căn cứ vào kết quả xếp loại hiệu quả hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển quy định tại Điều 16 Thông tư 86/2021/TT-BTC, cụ thể như sau:

a) Quỹ xếp loại A được trích tối đa không quá 03 tháng lương thực hiện của người lao động cho hai quỹ khen thưởng và phúc lợi;

b) Quỹ xếp loại B được trích tối đa không quá 1,5 tháng lương thực hiện của người lao động cho hai quỹ khen thưởng và phúc lợi;

c) Quỹ xếp loại C được trích tối đa không quá 1 tháng lương thực hiện của người lao động cho hai quỹ khen thưởng và phúc lợi;

d) Tỷ lệ phân phối cho từng quỹ khen thưởng, phúc lợi do Hội đồng quản lý thông qua.

(3) Mức trích quỹ thưởng người quản lý căn cứ vào kết quả xếp loại hiệu quả hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương quy định tại Điều 16 Thông tư 86/2021/TT-BTC, cụ thể:

a) Quỹ xếp loại A được trích tối đa không quá 1,5 tháng lương thực hiện của người quản lý;

b) Quỹ xếp loại B được trích tối đa không quá 01 tháng lương thực hiện của người quản lý;

c) Quỹ xếp loại C thì không được trích lập quỹ thưởng người quản lý;

(4) Quỹ đầu tư phát triển địa phương áp dụng phương pháp xác định tháng lương thực hiện theo quy định đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

(5) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức trích lập quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ thưởng người quản lý, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi của Quỹ theo quy định tại khoản 4 Điều 34 Nghị định 147/2020/NĐ-CP và khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Việc quyết toán doanh thu và chi phí của Quỹ đầu tư phát triển địa phương được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 86/2021/TT-BTC, việc quyết toán doanh thu và cho phí của Quỹ đầu tư phát triển địa phương được quy định cụ thể như sau:

(1) Hàng năm, Quỹ đầu tư phát triển địa phương có trách nhiệm báo cáo Hội đồng quản lý Quỹ thông qua và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Báo cáo quyết toán chênh lệch thu chi sau khi báo cáo tài chính năm của Quỹ đã được kiểm toán độc lập theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Nghị định 147/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

"2. Báo cáo tài chính năm của Quỹ đầu tư phát triển địa phương phải được kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật hiện hành."

(2) Các khoản chi phí vượt định mức tại Quy chế chi tiêu nội bộ được Hội đồng quản lý Quỹ ban hành theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư này và không được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận phải xuất toán ra khỏi sổ sách kế toán của Quỹ, đồng thời phải xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến phê duyệt chi để trình các cấp có thẩm quyền quyết định phương án bồi hoàn phần vượt so với định mức.

Như vậy, các khoản chi phí thuộc nhóm chi phí quản lý của Quỹ đầu tư phát triển địa phương được quy định cụ thể như trên. Việc quyết toán doanh thu và chi phí cũng như phân phối chênh lệch giữa thu và chi của Quỹ được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật hiện hành.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,062 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào