Chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài có vốn được cấp thấp hơn mức tối thiểu theo quy định mới thì xử lý thế nào?
- Chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài có vốn được cấp thấp hơn mức tối thiểu theo quy định mới thì xử lý thế nào?
- Nội dung hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài là gì?
- Chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài có phải trích lập dự phòng nghiệp vụ cho từng hợp đồng bảo hiểm không?
Chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài có vốn được cấp thấp hơn mức tối thiểu theo quy định mới thì xử lý thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định 46/2023/NĐ-CP, vốn được cấp tối thiểu của chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài được xác định như sau:
(1) Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 400 tỷ đồng Việt Nam.
(2) Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 450 tỷ đồng Việt Nam.
(3) Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm cả 03 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 700 tỷ đồng Việt Nam.
Xử lý việc chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài có vốn được cấp thấp hơn mức tối thiểu theo quy định trên được quy định tại khoản 3 Điều 36 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
Vốn được cấp tối thiểu
...
3. Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập, tổ chức và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực có số vốn được cấp thấp hơn mức vốn được cấp tối thiểu quy định tại Điều này thì trước ngày 01 tháng 01 năm 2028 phải hoàn thành việc bổ sung đủ vốn được cấp và ký quỹ theo quy định.
Theo đó, trường hợp chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài có vốn được cấp thấp hơn mức tối thiểu theo quy định mới thì trước ngày 01 tháng 01 năm 2028 phải hoàn thành việc bổ sung đủ vốn được cấp và ký quỹ theo quy định.
Chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài (Hình từ Internet)
Nội dung hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài là gì?
Chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài có nội dung hoạt động được quy định tại khoản 2 Điều 63 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
1. Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bao gồm:
a) Kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm;
b) Quản lý các quỹ và đầu tư vốn từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm;
c) Cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;
d) Hoạt động khác liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
2. Nội dung hoạt động của doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài bao gồm:
a) Kinh doanh tái bảo hiểm; nhượng tái bảo hiểm;
b) Quản lý các quỹ và đầu tư vốn từ hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm;
c) Hoạt động khác liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài chỉ được phép kinh doanh một loại hình bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này, trừ các trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ kinh doanh bảo hiểm sức khỏe;
b) Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài kinh doanh các sản phẩm thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe có thời hạn từ 01 năm trở xuống và các sản phẩm bảo hiểm cho rủi ro tử vong có thời hạn từ 01 năm trở xuống;
c) Doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm cho rủi ro tử vong có thời hạn từ 01 năm trở xuống.
Theo quy định trên, nội dung hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài gồm:
- Kinh doanh tái bảo hiểm; nhượng tái bảo hiểm.
- Quản lý các quỹ và đầu tư vốn từ hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm.
- Hoạt động khác liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm.
Chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài có phải trích lập dự phòng nghiệp vụ cho từng hợp đồng bảo hiểm không?
Việc chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài có phải trích lập dự phòng nghiệp vụ cho từng hợp đồng bảo hiểm không, theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm nhân thọ
1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài kinh doanh bảo hiểm nhân thọ phải trích lập dự phòng nghiệp vụ cho từng hợp đồng bảo hiểm tương ứng với phần trách nhiệm đã cam kết theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và phải được chuyên gia tính toán của doanh nghiệp, chi nhánh xác nhận.
...
Như vậy, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài kinh doanh bảo hiểm nhân thọ phải trích lập dự phòng nghiệp vụ cho từng hợp đồng bảo hiểm.
Lưu ý: Phần trích lập này tương ứng với phần trách nhiệm đã cam kết theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và phải được chuyên gia tính toán của doanh nghiệp, chi nhánh xác nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.