Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có phải giải thích về điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm cho người mua bảo hiểm không?
- Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có phải giải thích về điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm cho người mua bảo hiểm không?
- Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không giải thích rõ ràng về điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có bị xử phạt không?
- Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và người mua bảo hiểm có quyền thỏa thuận trường hợp không phải trả tiền bảo hiểm trong hợp đồng không?
Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có phải giải thích về điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm cho người mua bảo hiểm không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
1. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định các trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm.
2. Trường hợp có điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm, phải giải thích rõ ràng, đầy đủ và có bằng chứng xác nhận việc bên mua bảo hiểm đã được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài giải thích đầy đủ và hiểu rõ nội dung này khi giao kết hợp đồng bảo hiểm.
3. Trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan dẫn đến bên mua bảo hiểm chậm thông báo sự kiện bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không được áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm về việc chậm thông báo.
Như vậy, theo quy định này, nếu có điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm thì chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có trách nhiệm phải giải thích rõ ràng về điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong hợp đồng cho người mua bảo hiểm.
Bên cạnh đó, có bằng chứng xác nhận việc bên mua bảo hiểm đã được chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài giải thích đầy đủ và hiểu rõ nội dung này khi giao kết hợp đồng bảo hiểm.
Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có phải giải thích về điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm cho người mua bảo hiểm không? (Hình từ Internet).
Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không giải thích rõ ràng về điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có bị xử phạt không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 17 Nghị định 98/2013/NĐ-CP như sau:
Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về triển khai bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Tài liệu giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bảo hiểm không rõ ràng, khó hiểu và chứa đựng thông tin dẫn đến hiểu lầm;
b) Tài liệu minh họa bán hàng không rõ ràng, không đầy đủ và chính xác để giúp khách hàng có sự lựa chọn phù hợp;
c) Hàng năm không xem xét lại các giả định dùng trong minh họa bán hàng; không sửa lại minh họa bán hàng nếu giả định không còn phù hợp với thực tế;
d) Tài liệu giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, tài liệu minh họa bán hàng chứa đựng những thông tin về quyền lợi bảo hiểm trái với quy tắc, điều khoản bảo hiểm, biểu phí đã được Bộ Tài chính phê chuẩn.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, không giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;
b) Không thực hiện thông báo cho bên mua bảo hiểm về tình trạng hợp đồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật;
c) Ép buộc giao kết hợp đồng bảo hiểm bổ trợ kèm theo hợp đồng bảo hiểm chính;
d) Triển khai các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm sức khỏe không theo quy định của pháp luật.
...
Đồng thời, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 98/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định 102/2021/NĐ-CP và điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định 80/2019/NĐ-CP cụ thể như sau:
Hình thức xử phạt và thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
...
b) Phạt tiền;
Mức xử phạt bằng tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức xử phạt đối với cá nhân trừ trường hợp quy định tại Điều 13, khoản 4 Điều 18, Điều 21, điểm b khoản 1 Điều 21a, Điều 22, khoản 3, khoản 4 Điều 24, điểm b, điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 25a, Điều 32a, Điều 34, khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 36, khoản 2 Điều 40, khoản 2 Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điều 45, khoản 3 Điều 46, Điều 48, Điều 49, Điều 50 và khoản 2 Điều 51 của Nghị định này chỉ áp dụng để xử phạt đối với tổ chức.
Mức xử phạt bằng tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân cho cùng hành vi vi phạm.
...
Như vậy, theo quy định như trên, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không giải thích rõ ràng về điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho người mua bảo hiểm sẽ bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và người mua bảo hiểm có quyền thỏa thuận trường hợp không phải trả tiền bảo hiểm trong hợp đồng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có quy định về các trường hợp không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm như sau:
Các trường hợp không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp sau đây:
a) Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 02 năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm khôi phục hiệu lực;
b) Người được bảo hiểm chết do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Người được bảo hiểm bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của chính bản thân người được bảo hiểm hoặc bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
d) Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình;
đ) Trường hợp khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
...
Như vậy, theo quy định như trên, ngoài các trường hợp pháp luật quy định về việc không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm thì chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và người mua bảo hiểm có quyền thỏa thuận các trường hợp khác về việc không trả tiền bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.