Chỉ được áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản của pháp nhân thương mại khi đang áp dụng biện pháp cưỡng chế cấm kinh doanh đúng không?

Chỉ được áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản của pháp nhân thương mại khi đang áp dụng biện pháp cưỡng chế cấm kinh doanh đúng không? Quyết định phong tỏa tài khoản có phải có chữ ký của người ra quyết định phong tỏa tài khoản của pháp nhân thương mại không?

Chỉ được áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản của pháp nhân thương mại khi đang áp dụng biện pháp cưỡng chế cấm kinh doanh đúng không?

Theo căn cứ tại Điều 11 Nghị định 44/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Trường hợp áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản
Biện pháp phong tỏa tài khoản có thể được áp dụng trong các trường hợp sau:
1. Thi hành cưỡng chế đối với việc chấp hành hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn (trong trường hợp đình chỉ tất cả các lĩnh vực).
2. Thi hành cưỡng chế đối với việc chấp hành hình phạt cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định (trong trường hợp cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong tất cả các lĩnh vực); cấm huy động vốn.
3. Thi hành cưỡng chế chấp hành biện pháp tư pháp.

Như vậy, biện pháp phong tỏa tài khoản của pháp nhân thương mại không chỉ được áp dụng trong trường hợp thi hành cưỡng chế đối với việc chấp hành hình phạt cấm kinh doanh, mà còn được áp dụng trong trường hợp sau:

- Thi hành cưỡng chế đối với việc chấp hành hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn (trong trường hợp đình chỉ tất cả các lĩnh vực);

- Cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định (trong trường hợp cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong tất cả các lĩnh vực); cấm huy động vốn;

- Thi hành cưỡng chế chấp hành biện pháp tư pháp.

Chỉ được áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản của pháp nhân thương mại khi đang áp dụng biện pháp cưỡng chế cấm kinh doanh đúng không?

Chỉ được áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản của pháp nhân thương mại khi đang áp dụng biện pháp cưỡng chế cấm kinh doanh đúng không? (hình từ internet).

Quyết định phong tỏa tài khoản của pháp nhân thương mại có chữ ký của người ra quyết định phong tỏa tài khoản mới có hiệu lực đúng không?

Theo khoản 2 Điều 13 Nghị định 44/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Ra Quyết định và gửi Quyết định phong tỏa tài khoản
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc xác minh thông tin về tài khoản của pháp nhân thương mại, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền ra Quyết định phong tỏa tài khoản.
Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 và 2 Điều 11 Nghị định này thì ra quyết định phong tỏa toàn bộ tài khoản; đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định này thì ra quyết định phong tỏa số tiền hoặc số chứng khoán trong tài khoản tương ứng với số tiền để thi hành biện pháp tư pháp và chi phí cho việc tổ chức thi hành cưỡng chế.
2. Quyết định phong tỏa tài khoản bao gồm những nội dung cơ bản sau: số quyết định; ngày, tháng, năm ra quyết định; họ tên, chức vụ, đơn vị người ra quyết định; tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp, mã số thuế của pháp nhân thương mại bị phong tỏa tài khoản; số tài khoản phong tỏa, mục đích phong tỏa, tên tài khoản bị phong tỏa, phạm vi phong tỏa, số tiền hoặc số chứng khoán phong tỏa, thời điểm bắt đầu phong tỏa, thời gian phong tỏa, trách nhiệm thực hiện của tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước, công ty chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam và các thông tin khác (nếu có); chữ ký của người ra quyết định và đóng dấu của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền.
...

Như vậy, quyết định phong tỏa tài khoản của pháp nhân thương mại phải có chữ ký của người ra quyết định phong tỏa tài khoản và cả đóng dấu của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền và các nội dung nêu trên thì mới có hiệu lực.

Cơ quan thi hành án hình sự phải gửi Quyết định phong tỏa tài khoản đến những đối tượng nào?

Theo căn cứ tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 44/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Ra Quyết định và gửi Quyết định phong tỏa tài khoản
...
3. Việc gửi, thông báo Quyết định phong tỏa tài khoản thực hiện theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Nghị định này.

Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 6 Nghị định 44/2020/NĐ-CP như sau:

Gửi quyết định cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định cưỡng chế, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền phải gửi quyết định cưỡng chế cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại có liên quan, pháp nhân thương mại, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại, Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân khác có liên quan; trường hợp thi hành biện pháp cưỡng chế quy định tại khoản 2 và 3 Điều 4 Nghị định này thì quyết định cưỡng chế còn phải được gửi đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản kê biên hoặc nơi có tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử bị tạm giữ hoặc nơi có con dấu bị tạm giữ hoặc thu hồi trước khi thi hành 03 ngày làm việc để phối hợp thực hiện.

Như vậy, cơ quan thi hành án hình sự phải gửi quyết định phong tỏa tài khoản đến cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại có liên quan, pháp nhân thương mại, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại, Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Phạm Đài Trang Lưu bài viết
464 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào