Chỉ có CCCD không gắn chíp thì xác thực sinh trắc học được không? Có mấy biện pháp xác thực sinh trắc học?
Chỉ có CCCD không gắn chíp thì xác thực sinh trắc học được không?
Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 2345/QĐ-NHNN 2023 về triển khai cái giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng.
Theo đó, đối với khách hàng chưa có Căn cước, Căn cước công dân (CCCD) gắn chíp (khách hàng chỉ có Chứng minh nhân dân hoặc CCCD không gắn chíp còn thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật (Các đơn vị phải kiểm tra Chứng minh nhân dân hoặc CCCD không gắn chíp còn thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật), biện pháp xác thực bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học của khách hàng đối với giao dịch loại C, D quy định tại Điều 1 Quyết định 2345/QĐ-NHNN 2023 được thực hiện bằng cách khớp đúng với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong Cơ sở dữ liệu sinh trắc học về khách hàng đã thu thập và kiểm tra, trong đó việc kiểm tra được thực hiện bằng phương thức gặp mặt trực tiếp (Các đơn vị thực hiện hướng dẫn khách hàng thuộc đối tượng này nếu có nhu cầu thực hiện giao dịch trực tuyến trên 10 triệu VND hoặc tổng giao dịch trong ngày trên 20 triệu VND thì đăng ký thông tin sinh trắc học trực tiếp tại quầy giao dịch).
Như vậy, khách hàng chỉ có CCCD không gắn chíp (còn thời hạn sử dụng) thì xác thực sinh trắc học sẽ được thực hiện bằng phương thức gặp mặt trực tiếp.
Bên cạnh đó, khách hàng thuộc đối tượng này nếu có nhu cầu thực hiện giao dịch trực tuyến trên 10 triệu VND hoặc tổng giao dịch trong ngày trên 20 triệu VND thì đăng ký thông tin sinh trắc học trực tiếp tại quầy giao dịch.
Chỉ có CCCD không gắn chíp thì xác thực sinh trắc học được không? Có mấy biện pháp xác thực sinh trắc học? (hình từ Internet)
CCCD hết thời hạn khi nào theo quy định mới nhất?
Căn cứ tại Điều 46 Luật Căn cước 2023 về quy định chuyển tiếp như sau:
Quy định chuyển tiếp
1. Thẻ căn cước công dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước.
2. Chứng minh nhân dân còn hạn sử dụng đến sau ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân, căn cước công dân được giữ nguyên giá trị sử dụng; cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về chứng minh nhân dân, căn cước công dân trong giấy tờ đã cấp.
3. Thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15 tháng 01 năm 2024 đến trước ngày 30 tháng 6 năm 2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2024.
4. Quy định về việc sử dụng căn cước công dân, chứng minh nhân dân trong các văn bản quy phạm pháp luật ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được áp dụng như đối với thẻ căn cước quy định tại Luật này cho đến khi văn bản quy phạm pháp luật đó được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
Như vậy, Thẻ căn cước công dân đã được cấp trước ngày 01/7/2024 có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ, trừ trường hợp:
Thẻ căn cước công dân hết hạn sử dụng từ ngày 15 tháng 01 năm 2024 đến trước ngày 30 tháng 6 năm 2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2024.
Có mấy biện pháp xác thực sinh trắc học?
Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 2345/QĐ-NHNN 2023 quy định các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán căn cứ phân loại giao dịch tại Phụ lục 01 đính kèm, triển khai áp dụng các biện pháp xác thực trong thanh toán trực tuyến trên Internet (Internet Banking, Mobile Banking) như sau:
STT | Giao dịch | Biện pháp xác thực tối thiểu | |
Khách hàng cá nhân | Khách hàng tổ chức | ||
1 | Giao dịch loại A | - Tên đăng nhập, mật khẩu hoặc mã PIN (trường hợp đã xác thực tại bước đăng nhập thì không bắt buộc phải xác thực tại bước thực hiện giao dịch). | - Tên đăng nhập, mật khẩu hoặc mã PIN (trường hợp đã xác thực tại bước đăng nhập thì không bắt buộc phải xác thực tại bước thực hiện giao dịch). |
2 | Giao dịch loại B | - OTP gửi qua phương thức SMS hoặc Voice hoặc Email. - Hoặc Thẻ ma trận OTP. - Hoặc Soft OTP/ Token OTP loại cơ bản. - Hoặc biện pháp xác thực qua hai kênh. - Hoặc bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học của khách hàng gắn liền với thiết bị cầm tay thông minh3. - Hoặc Soft OTP/Token OTP loại nâng cao. - Hoặc theo chuẩn FIDO. - Hoặc bằng chữ ký điện tử an toàn. | - OTP gửi qua phương thức SMS hoặc Voice hoặc Email. - Hoặc Thẻ ma trận OTP. - Hoặc Token OTP loại cơ bản, không có chức năng xác thực người dùng sử dụng Token. - Hoặc bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học của người đại diện hợp pháp, người phụ trách kế toán (nếu có) của khách hàng gắn liền với thiết bị cầm tay thông minh. |
3 | Giao dịch loại C | - Bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học của khách hàng: (i) khớp đúng với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong chip của thẻ căn cước công dân (CCCD) của khách hàng do cơ quan Công an cấp4; (ii) hoặc thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử của khách hàng do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập5. - Hoặc bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học của khách hàng khớp đúng với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong cơ sở dữ liệu (CSDL) sinh trắc học về khách hàng đã thu thập và kiểm tra6, khuyến khích kết hợp với phương thức xác thực OTP gửi qua SMS/Voice hoặc Soft OTP/Token OTP. | - Soft OTP/Token OTP loại cơ bản, có chức năng xác thực người dùng sử dụng phần mềm, Token. - Hoặc biện pháp xác thực qua hai kênh. |
4 | Giao dịch loại D | Bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học của khách hàng: (i) khớp đúng với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong chíp của thẻ CCCD của khách hàng do cơ quan Công an cấp4; (ii) hoặc thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử của khách hàng do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập; (iii) hoặc khớp đúng với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong CSDL sinh trắc học về khách hàng đã thu thập và kiểm tra6, kết hợp một trong các biện pháp xác thực sau: - Soft OTP/Token OTP loại nâng cao. - Hoặc theo chuẩn FIDO. - Hoặc bằng chữ ký điện tử an toàn. | - Soft OTP/Token OTP loại nâng cao. - Hoặc theo chuẩn FIDO. - Hoặc bằng chữ ký điện tử an toàn. |
Ghi chú:
- Biện pháp xác thực giao dịch loại D có thể xác thực giao dịch loại A, B, C.
- Biện pháp xác thực giao dịch loại C có thể xác thực giao dịch loại A, B.
- Biện pháp xác thực giao dịch loại B có thể xác thực giao dịch loại A.
- Trường hợp các đơn vị sử dụng các biện pháp xác thực khác các loại trên thì báo cáo bằng văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước (qua Cục Công nghệ thông tin) trước khi áp dụng tối thiểu 03 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.