Chế tạo khuôn mẫu trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào? Sau khi tốt nghiệp ngành này phải có được những kiến thức nào?

Chị ơi cho em hỏi: Chế tạo khuôn mẫu trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào? Sau khi tốt nghiệp ngành này phải có được những kiến thức nào? Người học phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào? Đây là câu hỏi bạn Toàn Thắng đến từ Vĩnh Long.

Chế tạo khuôn mẫu trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Phần 3 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật cơ khí (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH như sau:

Giới thiệu chung về ngành, nghề
Chế tạo khuôn mẫu trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc thiết kế gia công các chi tiết kim loại qua việc gia công các chi tiết khuôn theo yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ trên các máy công cụ, máy điều khiển chương trình số đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, năng suất và an toàn trong các môi trường sản xuất đa dạng với mọi quy mô, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Chế tạo khuôn mẫu là nghề đòi hỏi độ chính xác rất cao, làm việc với các máy công cụ có tốc độ cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn, chấn thương, điện giật. Người hành nghề ngoài việc có kiến thức về chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp thì phải có phẩm chất chính trị tốt, có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức phục vụ nhân dân.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.310 giờ (tương đương 82 tín chỉ).

Như vậy, chế tạo khuôn mẫu trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc thiết kế gia công các chi tiết kim loại qua việc gia công các chi tiết khuôn theo yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ trên các máy công cụ, máy điều khiển chương trình số đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, năng suất và an toàn trong các môi trường sản xuất đa dạng với mọi quy mô, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

khuôn mẫu

Ngành chế tạo khuôn mẫu (Hình từ Internet)

Sau khi tốt nghiệp ngành chế tạo khuôn mẫu trình độ cao đẳng phải có được những kiến thức nào?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục A Phần 3 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH như sau:

Về kiến thức
- Phân tích được các dấu, ký hiệu, hình biểu diễn, quy định liên quan trên bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp;
- So sánh được sự khác nhau của các phương pháp chiếu góc thứ nhất và thứ ba (E và A);
- Phân tích được công dụng, nguyên lý hoạt động của những hệ thống điều khiển tự động bằng điện, điện tử,... trong máy công cụ;
- Phân tích được công dụng, phạm vi sử dụng các phần mềm vẽ - thiết kế 2D, 3D và các phần mềm lập trình gia công (CAM) cơ bản khi gia công khuôn;
- Trình bày được tính chất cơ lý của các loại vật liệu thông dụng dùng trong ngành cơ khí, vật liệu chế tạo khuôn và các phương pháp xử lý cơ - nhiệt để làm tăng độ bền của khuôn;
- Giải thích được các ký hiệu về dung sai lắp ghép ghi trên bản vẽ và tính toán được: sai lệch, dung sai, kích thước của chi tiết; độ hở, độ dôi, dung sai của mối ghép theo TCVN và tiêu chuẩn ISO;
- Trình bày và giải thích được các hiện tượng cơ lý phát sinh trong quá trình gia công: cơ khí, tia lửa điện, rèn dập, đúc kim loại, ép nhựa, ép cao su;
- Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc, phương pháp đo, đọc, hiệu chỉnh, bảo quản các loại dụng cụ và thiết bị đo thông dụng của nghề;
- Phân tích được công dụng, cấu tạo, nguyên lý, điều kiện làm việc, yêu cầu kỹ thuật của Khuôn và các chi tiết, bộ phận của khuôn;
- Xác định được tình trạng làm việc của khuôn, hiện tượng hư hỏng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục;
- Phân tích được độ chính xác gia công và phương pháp đạt độ chính xác gia công;
- Phân tích được yêu cầu, nguyên tắc, trình tự chọn chuẩn; thiết kế quy trình công nghệ, thiết kế đồ gá và dụng cụ khi gia công và lắp ráp khuôn;
- Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc, yêu cầu kỹ thuật, khả năng công nghệ của các loại máy cắt kim loại, máy công cụ điều khiển số, các thiết bị dập, đúc áp lực, ép nhựa, ép cao su và các trang bị, dụng cụ, đồ gá, thông dụng của nghề; các thiết bị dập, đúc áp lực, ép nhựa, ép cao su và các trang bị, dụng cụ, đồ gá, thông dụng của nghề;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành chế tạo khuôn mẫu trình độ cao đẳng phải có được những kiến thức như trên.

Người học ngành chế tạo khuôn mẫu trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 6 Mục A Phần 3 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH như sau:

Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Chế tạo khuôn mẫu, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Như vậy, người học ngành chế tạo khuôn mẫu trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,483 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào