Chế tài khi thành lập văn phòng đại diện trực thuộc văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại tại Việt Nam là gì?
- Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài được thành lập tối đa bao nhiêu văn phòng đại diện trên địa bàn của 01 tỉnh?
- Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài phải đáp ứng những điều kiện nào để được cấp lại Giấy phép thành lập?
- Chế tài khi tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam thành lập văn phòng đại diện trực thuộc văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại tại Việt Nam là gì?
Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài được thành lập tối đa bao nhiêu văn phòng đại diện trên địa bàn của 01 tỉnh?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 24 Nghị định 28/2018/NĐ-CP về nguyên tắc hoạt động như sau:
Nguyên tắc hoạt động
1. Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài bao gồm các tổ chức thuộc Chính phủ hoặc phi Chính phủ, các hội, hiệp hội (hoặc các hình thức khác tương đương) được thành lập theo pháp luật của nước nơi tổ chức đặt trụ sở khi thực hiện các hoạt động liên quan đến xúc tiến thương mại tại Việt Nam phải thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam.
2. Các tổ chức xúc tiến thương mại quy định tại Khoản 1 Điều này không bao gồm thương nhân nước ngoài, tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức hợp tác, nghiên cứu, cơ sở văn hóa giáo dục và các tổ chức nước ngoài được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác.
3. Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài không được thành lập nhiều hơn 01 Văn phòng đại diện của mình trên 01 địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài có Điều lệ hoạt động của Văn phòng đại diện tại Việt Nam phù hợp với luật pháp Việt Nam. Văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động nhằm Mục đích sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam.
5. Văn phòng đại diện là đơn vị trực thuộc tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài và không được thành lập Văn phòng đại diện trực thuộc Văn phòng đại diện.
6. Người đứng đầu và nhân sự của Văn phòng đại diện tại Việt Nam do tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tự xác định và phải được đăng ký với cơ quan cấp Giấy phép.
7. Việc tuyển dụng và bổ nhiệm người nước ngoài làm việc tại Văn phòng đại diện tại Việt Nam phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
8. Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Văn phòng đại diện của mình tại Việt Nam.
Như vậy, tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài chỉ được thành lập 01 Văn phòng đại diện của mình trên 01 địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Thêm vào đó, tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài không được thành lập Văn phòng đại diện trực thuộc Văn phòng đại diện.
Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài phải đáp ứng những điều kiện nào để được cấp lại Giấy phép thành lập?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 28 Nghị định 28/2018/NĐ-CP về cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện như sau:
Cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện
1. Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài được cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện khi có đủ các Điều kiện sau đây:
a) Có nhu cầu tiếp tục hoạt động tại Việt Nam theo hình thức Văn phòng đại diện;
b) Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài vẫn đang hoạt động theo pháp luật của nước nơi tổ chức xúc tiến thương mại đó thành lập;
c) Không có hành vi vi phạm quy định tại điểm c Khoản 6 Điều 26 Nghị định này.
Như vậy, tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài được cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện khi đáp ứng đủ 03 điều kiện sau đây:
- Có nhu cầu tiếp tục hoạt động tại Việt Nam theo hình thức Văn phòng đại diện;
- Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài vẫn đang hoạt động theo pháp luật của nước nơi tổ chức xúc tiến thương mại đó thành lập;
- Không có hành vi vi phạm quy định tại điểm c Khoản 6 Điều 26 Nghị định 28/2018/NĐ-CP.
Chế tài khi tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam thành lập văn phòng đại diện trực thuộc văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại tại Việt Nam là gì?
Chế tài khi tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam thành lập văn phòng đại diện trực thuộc văn phòng là gì? (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 68 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 39 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP về hành vi vi phạm về thành lập và hoạt động văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là văn phòng) như sau:
Hành vi vi phạm về thành lập và hoạt động văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là văn phòng)
…
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thành lập văn phòng đại diện trực thuộc văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại tại Việt Nam;
b) Tiến hành các hoạt động liên quan đến xúc tiến thương mại tại Việt Nam mà không thành lập văn phòng tại Việt Nam theo quy định;
c) Lập văn phòng trái phép tại Việt Nam;
d) Trực tiếp thực hiện các hoạt động nhằm sinh lời tại Việt Nam.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại giấy phép thành lập văn phòng bị viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 3 và điểm d khoản 5 Điều này
Như vậy, trong trường hợp tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam thành lập văn phòng đại diện trực thuộc văn phòng đại diện thì sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.