Chế tài khi doanh nghiệp có nền tảng truyền thông số để phổ biến phim tại Việt Nam không triển khai các giải pháp kỹ thuật để gỡ bỏ, ngăn chặn phim vi phạm là gì?
- Doanh nghiệp có nền tảng truyền thông số để phổ biến phim tại Việt Nam có bắt buộc phải triển khai giải pháp kỹ thuật để gỡ bỏ, ngăn chặn phim vi phạm không?
- Chế tài khi doanh nghiệp có nền tảng truyền thông số để phổ biến phim tại Việt Nam không triển khai các giải pháp kỹ thuật để gỡ bỏ, ngăn chặn phim vi phạm là gì?
- Trách nhiệm của doanh nghiệp có nền tảng truyền thông số trong việc gỡ bỏ, ngăn chặn phim vi phạm được quy định như thế nào?
Doanh nghiệp có nền tảng truyền thông số để phổ biến phim tại Việt Nam có bắt buộc phải triển khai giải pháp kỹ thuật để gỡ bỏ, ngăn chặn phim vi phạm không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 21 Luật Điện ảnh 2022 quy định về phổ biến phim trên không gian mạng như sau:
Theo đó, tổ chức, doanh nghiệp có nền tảng truyền thông số để phổ biến phim tại Việt Nam có trách nhiệm sau đây:
- Triển khai các giải pháp kỹ thuật, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền gỡ bỏ, ngăn chặn phim vi phạm;
- Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ quy định tại điểm a và điểm d khoản 2 Điều 21 Luật Điện ảnh 2022, cụ thể:
+ Không được phổ biến phim vi phạm quy định tại Điều 9 của Luật Điện ảnh 2022 và quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Thực hiện biện pháp kỹ thuật cần thiết và hướng dẫn để cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em tự kiểm soát, quản lý, bảo đảm trẻ em xem phim phổ biến trên không gian mạng phù hợp với độ tuổi xem phim; để người sử dụng dịch vụ báo cáo về phim vi phạm quy định của Luật Điện ảnh 2022.
Như vậy, doanh nghiệp có nền tảng truyền thông số để phổ biến phim tại Việt Nam phải có nghĩa vụ triển khai các giải pháp kỹ thuật, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền gỡ bỏ, ngăn chặn phim vi phạm.
Chế tài khi doanh nghiệp có nền tảng truyền thông số để phổ biến phim tại Việt Nam không triển khai các giải pháp kỹ thuật để gỡ bỏ, ngăn chặn phim vi phạm là gì?
Căn cứ tại khoản 7 Điều 10 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP vi phạm quy định về phổ biến phim như sau:
Vi phạm quy định về phổ biến phim
...
7. Phạt tiền đối với một trong các hành vi vi phạm về phổ biến phim trên không gian mạng sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo danh sách phim sẽ phổ biến và kết quả phân loại phim cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi thực hiện phổ biến phim theo quy định;
b) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp đầu mối, thông tin liên hệ để tiếp nhận, xử lý yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước; phản ánh, khiếu nại, tố cáo của người sử dụng dịch vụ theo quy định;
c) Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không triển khai các giải pháp kỹ thuật, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền gỡ bỏ, ngăn chặn phim vi phạm theo quy định;
d) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm một trong các điều kiện thực hiện phân loại phim theo quy định;
...
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc bị dừng phổ biến phim đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép phân loại phim đối với hành vi quy định tại điểm a trong trường hợp giấy phép đã được cấp và hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 1, điểm d khoản 4 Điều này;
d) Buộc gỡ bỏ phim trên không gian mạng đối với hành vi quy định tại khoản 7 Điều này.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
Do đó, mức phạt trên là mức phạt đối với tổ chức.
Như vậy, chế tài khi doanh nghiệp có nền tảng truyền thông số để phổ biến phim tại Việt Nam không triển khai các giải pháp kỹ thuật để gỡ bỏ, ngăn chặn phim vi phạm là:
- Có thể bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng;
- Buộc gỡ bỏ phim trên không gian mạng đối với hành vi trên.
Chế tài khi doanh nghiệp có nền tảng truyền thông số để phổ biến phim tại Việt Nam không triển khai các giải pháp kỹ thuật để gỡ bỏ, ngăn chặn phim vi phạm là gì? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của doanh nghiệp có nền tảng truyền thông số trong việc gỡ bỏ, ngăn chặn phim vi phạm được quy định như thế nào?
Trách nhiệm của doanh nghiệp có nền tảng truyền thông số trong việc gỡ bỏ, ngăn chặn phim vi phạm được quy định tại Điều 16 Nghị định 131/2022/NĐ-CP, cụ thể:
- Triển khai các giải pháp kỹ thuật cần thiết để ngăn chặn, gỡ bỏ phim vi phạm quy định tại Điều 9 của Luật Điện ảnh 2022 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Ngăn chặn, gỡ bỏ phim vi phạm chậm nhất trong 24 giờ kể từ thời điểm có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Các nội dung của phim vi phạm liên quan đến xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện theo quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.