Chế tài đối với tổ chức quản lý điểm du lịch khi không bảo đảm nhà vệ sinh công cộng theo quy định là gì?
Chế tài đối với tổ chức quản lý điểm du lịch khi không bảo đảm nhà vệ sinh công cộng theo quy định là gì?
Căn cứ tại điểm g khoản 4 Điều 16 Nghị định 45/2019/NĐ-CP và điểm a khoản 6 Điều 16 Nghị định 45/2019/NĐ-CP vi phạm quy định về quản lý điểm du lịch, khu du lịch như sau:
Vi phạm quy định về quản lý điểm du lịch, khu du lịch
...
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
...
g) Không bảo đảm nhà vệ sinh công cộng theo quy định;
h) Không có đủ phương tiện, thiết bị thu gom chất thải đáp ứng yêu cầu giữ gìn vệ sinh môi trường theo quy định;
i) Không thu gom, xử lý chất thải phát sinh trong hoạt động du lịch theo quy định;
k) Không có các biện pháp phòng, chống cháy nổ theo quy định;
l) Kê khai không trung thực hồ sơ đề nghị công nhận điểm du lịch hoặc khu du lịch.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng các biện pháp cản trở việc tham quan của khách du lịch ở những nơi được phép vào tham quan theo quy định;
b) Không phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có thẩm quyền trong việc bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch theo quy định.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng quyết định công nhận điểm du lịch hoặc khu du lịch từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng quyết định công nhận điểm du lịch hoặc khu du lịch từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm h khoản 4 Điều này;
d) Đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm i và điểm k khoản 4 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi quyết định công nhận điểm du lịch hoặc khu du lịch đối với hành vi quy định tại điểm l khoản 4 Điều này.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP thì mức phạt trên là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, chế tài đối với tổ chức quản lý điểm du lịch khi không bảo đảm nhà vệ sinh công cộng theo quy định là:
- Bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;
- Bị tước quyền sử dụng quyết định công nhận điểm du lịch từ 01 tháng đến 06 tháng.
Chế tài đối với tổ chức quản lý điểm du lịch khi không bảo đảm nhà vệ sinh công cộng theo quy định là gì? (Hình từ Internet)
Nhà vệ sinh công cộng tại điểm du lịch phải bảo đảm những điều kiện nào?
Căn cứ tại điểm d khoản 3 Điều 11 Nghị định 168/2017/NĐ-CP thì nhà vệ sinh công cộng tại điểm du lịch phải sạch sẽ, được thông gió và đủ ánh sáng, được bố trí đủ, tương ứng với số lượng khách du lịch vào thời kỳ cao điểm.
Bên cạnh đó, yêu cầu chung đối với tiêu chí về nhà vệ sinh công cộng phục vụ khách du lịch được quy định mục 1 Phần 2 Quy định tạm thời về tiêu chuẩn nhà vệ sinh công cộng phục vụ khách du lịch được ban hành kèm theo Quyết định 225/QĐ-TCDL năm 2012; cụ thể như sau:
- Đáp ứng điều kiện bảo đảm hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn nhà tiêu dội nước tự hoại tại QCVN 01:2011/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu - Điều kiện bảo đảm hợp vệ sinh được ban hành kèm theo Thông tư số 27/2011/TT-BYT;
- Có biển báo nhà vệ sinh công cộng rõ ràng, bằng tiếng Việt và tiếng Anh (kèm chữ viết tắt tiếng Anh: WC), ở những nơi mang tính đặc thù cần thiết có thể có thêm thứ tiếng khác, có thể có ký hiệu bằng hình ảnh để phân biệt nhà vệ sinh dành cho nam và nữ, được đặt ở nơi dễ thấy;
- Có vị trí thuận lợi, dễ tiếp cận, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách khi sử dụng;
- Có số lượng phòng vệ sinh phù hợp với số lượng khách có nhu cầu sử dụng;
- Có đầy đủ trang thiết bị tiện nghi cần thiết, hoạt động tốt, được lắp đặt chắc chắn, sắp xếp gọn gàng;
- Bảo đảm thông thoáng, sạch sẽ, đủ ánh sáng;
- Ở những nơi có điều kiện, mỗi khu vệ sinh cần có ít nhất một phòng vệ sinh cho người tàn tật. Phòng vệ sinh này phải có cửa rộng hơn để xe lăn có thể vào được và xung quanh nhà vệ sinh có đường dẫn (dành cho xe lăn).
Tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch có quyền gì theo quy định?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Du lịch 2017 thì tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch có quyền sau đây:
- Đầu tư, khai thác, bảo vệ tài nguyên du lịch;
- Ban hành nội quy; tổ chức kinh doanh dịch vụ phục vụ khách du lịch;
- Tổ chức dịch vụ hướng dẫn; quy định, quản lý việc sử dụng hướng dẫn viên du lịch trong phạm vi quản lý;
- Được thu phí theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.