Chế tài đối với người thực hiện trợ giúp pháp lý không nộp lại thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý khi bị thu hồi thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý là gì?
- Chế tài đối với người thực hiện trợ giúp pháp lý không nộp lại thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý khi bị thu hồi thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý là gì?
- Giám đốc Sở Tư pháp ra quyết định thu hồi thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý trong thời gian bao lâu?
- Cơ quan nào là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý?
Chế tài đối với người thực hiện trợ giúp pháp lý không nộp lại thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý khi bị thu hồi thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý là gì?
Căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 52 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về hành vi vi phạm quy định về người thực hiện trợ giúp pháp lý như sau:
Hành vi vi phạm quy định về người thực hiện trợ giúp pháp lý
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cho người khác sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý;
b) Sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý của người khác;
c) Không nộp lại thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý trong trường hợp bị thu hồi thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý;
d) Không từ chối hoặc tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp phải từ chối theo quy định;
đ) Không lập hồ sơ, bàn giao hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để đủ điều kiện thực hiện trợ giúp pháp lý.
Như vậy, người thực hiện trợ giúp pháp lý không nộp lại thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý trong trường hợp bị thu hồi thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý thì sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
Giám đốc Sở Tư pháp ra quyết định thu hồi thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý trong thời gian bao lâu? (Hình từ Internet)
Giám đốc Sở Tư pháp ra quyết định thu hồi thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý trong thời gian bao lâu?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 144/2017/NĐ-CP thì trong thời hạn 07 ngày kề từ ngày nhận được đề nghị của Giám đốc Trung tâm, Giám đốc Sở Tư pháp ra quyết định thu hồi thẻ cộng tác viên.
Quyết định thu hồi thẻ được gửi cho cộng tác viên.
Thẻ cộng tác viên hết giá trị sử dụng kể từ thời điểm quyết định thu hồi có hiệu lực.
Người bị thu hồi thẻ cộng tác viên thì không được tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý.
Ngoài ra, giám đốc Trung tâm đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp thu hồi thẻ cộng tác viên trong các trường hợp sau đây:
- Cộng tác viên không thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời gian 02 năm liên tục, trừ trường hợp do nguyên nhân khách quan;
- Cộng tác viên thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Trợ giúp pháp lý 2017 hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động trợ giúp pháp lý nhưng chưa đến mức bị thu hồi thẻ mà còn tiếp tục có hành vi vi phạm;
- Hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý bị chấm dứt hoặc cộng tác viên không ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp thẻ mà không có lý do chính đáng.
Lưu ý: người bị thu hồi thẻ cộng tác viên có quyền khiếu nại đối với quyết định thu hồi thẻ của Giám đốc Sở Tư pháp. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
Cơ quan nào là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 về trách nhiệm quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý như sau:
Theo đó, Bộ Tư pháp là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Chủ trì xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý;
- Xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chiến lược, kế hoạch phát triển trợ giúp pháp lý và tổ chức triển khai thực hiện;
- Ban hành các quy định hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, mẫu giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý; tiêu chí xác định vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp, điển hình; thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về trợ giúp pháp lý;
- Hướng dẫn, tổ chức và theo dõi việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý;
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho người thực hiện trợ giúp pháp lý;
- Tổ chức công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý và việc thẩm định, đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý;
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý; khen thưởng, kỷ luật và xử lý vi phạm trong hoạt động trợ giúp pháp lý;
- Tiếp nhận hỗ trợ, đóng góp của tổ chức, cá nhân cho công tác trợ giúp pháp lý;
- Thực hiện hợp tác quốc tế về trợ giúp pháp lý.
Ngoài ra, Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý tại địa phương; bảo đảm các điều kiện làm việc cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.