Chế độ thanh toán tiền lương làm thêm giờ đối với thuyền viên? Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam có nghĩa vụ gì?

Tôi là thuyền viên làm việc trên tàu, vì tính chất đặc thù công việc của vận tải thủy nên ký hợp đồng lao động là 30 ngày công/tháng. Như vậy thì tôi có thắc mắc là 04 ngày chủ nhật trong tháng thì công ty có phải trả lương theo lương ngày nghỉ lễ, chủ nhật hay không?

Thuyền viên làm việc ngày chủ nhật có được thanh toán lương theo ngày nghỉ lễ, chủ nhật không?

Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 121/2014/NĐ-CP quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của thuyền viên làm việc trên tàu biển quy định như sau:

"Điều 6. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Thời giờ làm việc được bố trí theo ca và duy trì 24 giờ liên tục trong ngày, kể cả ngày nghỉ hằng tuần, ngày lễ, tết.
2. Thời giờ nghỉ ngơi được quy định như sau:
a) Thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu là 10 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ bất kỳ và 77 giờ trong 07 ngày bất kỳ;
b) Số giờ nghỉ ngơi trong khoảng thời gian 24 giờ có thể được chia tối đa thành hai giai đoạn, một trong hai giai đoạn đó ít nhất phải kéo dài 06 giờ và khoảng thời gian giữa hai giai đoạn nghỉ liên tiếp không được quá 14 giờ;
c) Khoảng thời gian 24 giờ bất kỳ được tính từ thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc của một giai đoạn nghỉ ngơi.
3. Trường hợp khẩn cấp đối với an ninh, an toàn của tàu và người, hàng hóa trên tàu, giúp đỡ tàu khác hoặc cứu người bị nạn trên biển, thuyền trưởng có quyền yêu cầu thuyền viên làm bất kỳ vào thời điểm nào. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ khẩn cấp, thuyền trưởng bố trí cho thuyền viên nghỉ ngơi đủ thời gian theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
4. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được lập thành Bảng phân công công việc trên tàu bằng tiếng Việt và tiếng Anh theo mẫu tại Phụ lục I của Nghị định này và được công bố tại vị trí dễ thấy trên tàu.
5. Trường hợp tập trung, thực tập cứu hỏa, cứu sinh hoặc thực tập khác theo quy định, thuyền trưởng có thể bố trí thời giờ nghỉ ngơi khác quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này nhưng phải hạn chế tối đa việc ảnh hưởng đến thời giờ nghỉ ngơi, không gây ra mệt mỏi cho thuyền viên và phải được quy định trong thỏa ước lao động tập thể hoặc trong hợp đồng lao động thuyền viên theo nguyên tắc sau đây:
a) Thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu là 10 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ và 70 giờ trong khoảng thời gian 07 ngày. Việc áp dụng trường hợp ngoại lệ không được thực hiện nhiều hơn hai tuần liên tiếp. Khoảng thời gian giữa hai giai đoạn áp dụng ngoại lệ không được ít hơn hai lần khoảng thời gian của giai đoạn đã áp dụng ngoại lệ trước đó;
b) Thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu được quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này có thể được, chia tối đa thành ba giai đoạn, một trong số ba giai đoạn đó không được dưới 06 giờ và hai giai đoạn còn lại không được dưới 01 giờ;
c) Khoảng thời gian giữa hai giai đoạn nghỉ ngơi liên tiếp không được vượt quá 14 giờ;
d) Việc áp dụng trường hợp ngoại lệ không được vượt quá hai giai đoạn 24 giờ trong khoảng thời gian 07 ngày.
6. Thuyền trưởng hoặc người được thuyền trưởng ủy quyền có trách nhiệm lập Bản ghi thời giờ nghỉ ngơi theo mẫu tại Phụ lục II của Nghị định này và cung cấp cho thuyền viên."

Theo quy định trên vì thuyền viên làm việc trên tàu biển có thời gian làm việc đặc thù, nên theo quy định trên thì khi thuyền viên làm việc 24 giờ liên tục trong ngày phải được bố trí nghỉ 10 giờ trong khoảng 24 giờ đó và đồng thời trong 07 ngày làm việc phải được bố trí tổng thời gian nghỉ là 77 giờ theo quy định. Nên thuyền viên sẽ không có chế độ ngày nghỉ hằng tuần, mà sẽ nghỉ theo quy định trên. Chỉ cần bố trí thời gian nghỉ ngơi theo quy định trên là đảm bảo đúng quy định và không cần phải thanh toán tiền lương làm thêm giờ vào ngày chủ nhật. Riêng đối với ngày lễ, tết là những ngày nghỉ theo quy định được hưởng nguyên lương. Nếu bố trí thuyền viên làm việc những ngày này thì phải chi trả tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, nghỉ có hưởng lương.

Thuyền viên

Thuyền viên

Tiền lương, phụ cấp và các khoản thu nhập khác dành cho thuyền viên được trả theo hình thức nào?

Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 121/2014/NĐ-CP quy định về tiền lương, phụ cấp và các khoản thu nhập khác dành cho thuyền viên như sau:

"Điều 5. Tiền lương, phụ cấp và các khoản thu nhập khác
1. Chủ tàu có trách nhiệm thanh toán tiền lương, phụ cấp hằng tháng trực tiếp cho thuyền viên hoặc cho người được thuyền viên ủy quyền hợp pháp.
2. Tiền lương, phụ cấp và các khoản thu nhập khác của thuyền viên được trả bằng tiền mặt hoặc trả vào tài khoản cá nhân của thuyền viên hoặc của người được thuyền viên ủy quyền. Trường hợp trả qua tài khoản ngân hàng, chủ tàu phải thỏa thuận với thuyền viên về các loại chi phí liên quan đến việc mở, chuyển tiền và duy trì tài khoản theo quy định.
3. Chủ tàu có trách nhiệm lập và cung cấp cho thuyền viên bản kê thu nhập hằng tháng bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản thu nhập khác."

Theo quy định trên thì tiền lương và phụ cấp hằng tháng và các khoản thu nhập khác sẽ được chủ tàu trả bằng tiền mặt hoặc trả vào tài khoản cá nhân của thuyền viên hoặc người được ủy quyền hợp pháp.

Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam có nghĩa vụ gì?

Căn cứ Điều 60 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định nghĩa vụ của thuyền viên như sau:

"Điều 60. Nghĩa vụ của thuyền viên
1. Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam có nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và pháp luật của quốc gia nơi tàu biển Việt Nam hoạt động;
b) Thực hiện mẫn cán nhiệm vụ của mình theo chức danh được giao và chịu trách nhiệm trước thuyền trưởng về những nhiệm vụ đó;
c) Thực hiện kịp thời, nghiêm chỉnh, chính xác mệnh lệnh của thuyền trưởng;
d) Phòng ngừa tai nạn, sự cố đối với tàu biển, hàng hóa, người và hành lý trên tàu biển. Khi phát hiện tình huống nguy hiểm, phải báo ngay cho thuyền trưởng hoặc sĩ quan trực ca biết, đồng thời thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa tai nạn, sự cố phát sinh từ tình huống nguy hiểm đó;
đ) Quản lý, sử dụng giấy chứng nhận, tài liệu, trang thiết bị, dụng cụ và tài sản khác của tàu biển được giao phụ trách.
2. Thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển nước ngoài có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động đã ký với chủ tàu hoặc người sử dụng lao động nước ngoài."

Như vậy thuyền viên có các nghĩa vụ được nêu trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

4,240 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào